Việt Nam là ngôi sao sáng nhất về tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định
Hai nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch 53,3 tỉ USD Thủ tướng: Phát triển miền Trung, đừng để "hai chân dẫm vào nhau" |
Chế biến cá ngừ đại dương đông lạnh xuất khẩu tại nhà máy của Công ty CP Thủy sản Bình Định. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN) |
Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trên đà giảm tốc, chu kỳ kinh doanh sắp kết thúc và nguy cơ nổ ra một cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế mới trong 1, 2 năm tới đây, Việt Nam vẫn là ngôi sao sáng nhất cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định.
Đây là nhận định của ông Vladimir Mazyrin - người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Trả lời hãng tin Sputnik, ông Mazyrin đã đưa ra một loạt dẫn chứng cho nhận định của mình.
Cụ thể, ông dẫn số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam cho biết trong 9 tháng đầu năm 2019, GDP của Việt Nam tăng 6,98% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, mới đây, theo bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019, Việt Nam đã tăng 10 bậc và lên thứ hạng 67, vượt trước cả Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới.
Theo ông, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã cải thiện được tất cả các chỉ số mà Diễn đàn Kinh tế thế giới sử dụng để đánh giá về năng lực cạnh tranh so với năm trước.
Ông Mazyrin cho rằng Việt Nam cũng là một tấm gương với rất nhiều quốc gia, là nước có sự ổn định kinh tế vĩ mô, giá trị đồng tiền quốc gia ổn định.
Cụ thể, trong khi đồng tiền quốc gia của những nước khác giảm giá tới 10% so với cuối năm 2018, tỉ giá đồng Việt Nam so với đồng USD chỉ giảm 0,1%.
Ông Mazyrin nhận định bí quyết chính của sự tăng trưởng kinh tế ấn tượng ở Việt Nam là nhờ chính sách của Việt Nam đảm bảo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo ông, đây là cơ hội vàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Ông nêu bật những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đó là tăng cường các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh và thủ tục xác minh, triển khai chính phủ điện tử, nền kinh tế kỹ thuật số, triển khai toàn diện Cửa sổ ASEAN, khuyến khích khởi nghiệp, và nhiều biện pháp khác.
Theo ông Mazyrin, Việt Nam đạt được những thành tích kinh tế kể trên là nhờ chủ trương của Nhà nước Việt Nam trong định hướng xã hội phục vụ quá trình phát triển kinh tế, qua đó cải thiện nhiều chỉ số xã hội.
Ông lấy ví dụ nổi bật nhất là công tác giảm nghèo, theo đó kể từ năm 1992, tỉ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm 10 lần. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển nhanh chóng với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện, thị trường trong nước đang mở rộng.
Thêm vào đó, ông Mazyrin cho rằng trong số các yếu tố thúc đẩy bước tiến nhảy vọt ấn tượng của Việt Nam trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu có cả động lực chính trị. Ông cho rằng điều đó chứng tỏ uy tín chính trị cao của Việt Nam đối với Mỹ và các nước Liên minh châu Âu (EU).
Dựa trên phân tích về thời kỳ phát triển dài hạn của Việt Nam, ông Mazyrin khẳng định vào cuối năm 2019, GDP của Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức cao hơn 7% và "sẽ vượt kết quả rực rỡ của năm 2018".
Tin mới
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.