Việt Nam sẽ sớm đạt 500 tỉ USD kim ngạch ngạch xuất nhập khẩu

19/10/2019 15:51 Tăng trưởng xanh
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn, với quy mô và tốc độ tăng trưởng hiện nay, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt 500 tỉ USD vào đầu tháng 12/2019.
Bộ GTVT có đồng ý cho Bamboo Airways thay đổi người đại diện, tăng vốn điều lệ? Ba Vì giải thích đề xuất xin giữ 75 biệt thự xây dựng trên đất nông nghiệp Xuất hiện tình trạng giả mạo HoREA để lừa bán đất
viet nam se som dat 500 ti usd kim ngach ngach xuat nhap khau
Các dấu mốc kim ngạch xuất nhập khẩu "trăm tỉ USD" của Việt Nam. Biểu đồ: T.Bình.

Phát biểu tại Hội nghị triển khai phối hợp công tác kiểm soát hải quan, chống buôn lậu trước, trong và sau tết Nguyên đán 2020 do Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) tổ chức ngày 18/10, Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cho hay, số lượng doanh nghiệp, tờ khai, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đang tăng trưởng nhanh và quy mô ngày càng lớn.

“Hiện nay, cả nước có gần 100.000 doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên, với hơn 10 triệu tờ khai/năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước dự kiến đạt 500 tỉ USD vào đầu tháng 12/2019”- Tổng cục trưởng Hải Quan nói.

Nhìn thực tế dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan và tốc độ tăng trường xuất nhập khẩu của Việt Nam những tháng đầu năm 2019 và những năm gần đây có thể thấy nhận định của Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn là hoàn toàn khả thi.

Để đạt được dấu mốc mới 500 tỉ USD kim ngạch xuất nhập khẩu trong năm 2019, bình quân mỗi tháng nước ta phải đạt được con số 41,7 tỉ USD.

Cập nhật của Tổng cục Hải quan hết tháng 9, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 382,16 tỉ USD, bình quân mỗi tháng đạt gần 42,5 tỉ USD.

Như vậy, qua 3/4 chặng đường của năm, quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 76,4%.

Mặt khác, so với yêu cầu cần đạt được, mức kim ngạch bình quân trong 9 tháng qua đã cao hơn 800 triệu USD/tháng (42,5 tỉ USD so với 41,7 tỉ USD).

Nếu duy trì kim ngạch bình quân như 9 tháng đầu năm, kết thúc năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 510 tỉ USD.

Tuy nhiên, theo dõi diễn biến xuất nhập khẩu từ dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan nhiều năm qua cho thấy, tốc độ tăng trưởng và quy mô kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn cuối năm thường cao hơn đầu năm.

Lý do là những tháng đầu năm nước ta có nhiều dịp nghỉ lễ, tết dài ngày như tết Nguyên đán, tết Dương lịch, dịp 30/4 và 1/5… do đó, số ngày thực tế hoạt động của doanh nghiệp thường ít hơn những tháng cuối năm. Mặt khác, dịp cuối năm, để phục vụ mùa mua sắm Lễ Giáng sinh hay tết Nguyên đán của Việt Nam, kim ngạch hàng hóa cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có xu hướng tăng rất mạnh.

Đơn cử như năm 2018 vừa qua, hết tháng 9, tổng kim ngạch mới đạt 352,61 tỉ USD, tương đương 73,4% tổng kim ngạch cả năm. Tỉ trọng này thấp so với con số 76,4% của 9 tháng đầu năm nay đã đạt được như đề cập ở trên.

Mặt khác, thực tế trong 9 tháng đầu năm 2019 cũng cho thấy khá rõ điều đó.

Bởi qua 1/2 chặng đường của năm (hết tháng 6/2019), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mới đạt 243,48 tỉ USD, tính bình quân mỗi tháng chỉ đạt kim ngạch 40,58 tỉ USD.

Nhưng bước vào 3 tháng của quý III, tổng kim ngạch đạt 138,68 tỉ USD. Như vậy, bình quân mỗi tháng trong quý này kim ngạch lên đến 46,23 tỉ USD.

Nếu quý IV duy trì được kim ngạch bình quân như quý III, tổng kim ngạch cả năm của Việt Nam sẽ lên đến trên 520 tỉ USD và như vậy dự báo kim ngạch cán mốc 500 tỉ USD vào đầu tháng 12/2019 hoàn toàn có cơ sở.

Đặc biệt, như đề cập ở trên, thông lệ nhiều năm, kim ngạch những tháng cuối năm, nhất là của quý IV thường đạt con số cao nhất vì đây là thời điểm chuẩn bị hàng hóa phục vụ các dịp mua sắm lớn nhất trên toàn cầu trong cả năm như Lễ Giáng sinh, tết Dương lịch, tết Âm lịch ở Việt Nam và một số nước châu Á…

Đơn cử như năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của quý IV cũng chiếm hơn 1/4 của cả năm 2018 (chiếm gần 26,6%).

Chính vì vậy, có thể nói, năm 2019, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam tiếp tục ghi nhận một dấu mốc quan trọng mới khi lần đầu tiên cán mốc 500 tỉ USD.

Thái Bình/HQ
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động