Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng đột phá

19/12/2022 15:39 Địa phương
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2021; một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng cao như doanh thu linh kiện điện tử tăng 24,4%; xe máy các loại tăng 11,02%; quần áo tăng 7,21%, gạch ốp lát tăng 6,01%...

Với thế mạnh công nghệ hiện đại, tự động hóa cao và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các DN sản xuất linh kiện điện tử đã có sự bứt phá trong sản xuất kinh doanh (SXKD) giữa bối cảnh ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với tổng doanh thu năm 2022 ước đạt hơn 194 nghìn tỷ đồng, tăng 24,4% năm 2021; giá trị xuất khẩu tăng 15%; giải quyết việc làm cho hơn 75.000 lao động, chiếm 65% tổng số lao động làm việc trong các DN FDI tại các KCN, tăng hơn 8.400 lao động so với thời điểm 15/12/2021.

Đi vào hoạt động năm 2016, đến nay, Công ty TNHH SolumVina (KCN Bá Thiện II- Bình Xuyên) chuyên sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông với quy mô sản xuất gần 361.000 sản phẩm/năm đã có sự phát triển mạnh mẽ, sản lượng sản xuất và doanh thu tăng liên tục theo từng tháng.

Đến nay, công ty đã 5 lần điều chỉnh tăng vốn đầu tư, nâng tổng số vốn lên 155 triệu USD để mở rộng quy mô sản xuất. Năm 2022, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, song, công ty vẫn duy trì sản xuất,tăng trưởng 10%, tạo việc làm cho hơn 3.100 lao động, thu nhập bình quân 8,5 triệu đồng/người/tháng.

Vĩnh Phúc: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng đột phá
Năm 2022, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Ấn tượng về một địa phương năng động, cởi mở, có môi trường đầu tư thông thoáng là cơ sở để lựa chọn Vĩnh Phúc để đầu tư, đại diện công ty cho biết: Công ty có được như ngày hôm nay có sự quan tâm, giúp đỡ rất lớn từ phía lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng như các cơ quan chức năng của tỉnh, đã luôn tạo điều kiện hỗ trợ về mặt thủ tục pháp lý, cơ chế chính sách thuận lợi cho DN ổn định sản xuất.

Đặc biệt, trong thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tỉnh đã triển khai đồng bộ, linh hoạt các biện pháp phòng, chống dịch đã ngăn chặn tốt dịch bệnh lây lan trong cộng đồng, trong các nhà máy, khu công nghiệp, không để đứt gãy chuỗi SXKD của các DN.

Lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc thường xuyên kiểm tra đôn đốc công tác phòng, chống dịch tại DN, đối thoại, trao đổi tháo gỡ khó khăn cho DN phục hồi và phát triển sản xuất. Nhờ vậy, giúp DN duy trì sản xuất ổn định, mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư đáp ứng đơn hàng lớn của các đối tác.

Với phương châm: “Tất cả các nhà đầu tư đến Vĩnh Phúc đều là công dân của Vĩnh Phúc”, tỉnh đã tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về thu hút đầu tư, tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh với các DN đang đầu tư tại tỉnh để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho DN trong quá trình đầu tư, kinh doanh.

Tập trung cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ GPMB, thiếu hụt lao động các tháng đầu năm, bình ổn giá, đảm bảo các chuỗi cung ứng; thực hiện cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trên các lĩnh vực quản lý, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế xuất nhập khẩu để tránh phiền hà, giảm thời gian và chi phí cho cộng đồng DN; cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 để giải quyết TTHC trong lĩnh vực hải quan.

Cắt giảm tối đa thời gian giải quyết TTHC đối với các TTHC thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong đó có thủ tục về đất đai… qua đó tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các DN duy trì hoạt động SXKD, đưa công nghiệp phát triển, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Năm 2022, tổng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt hơn 340 nghìn tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2021; một số sản phẩm chủ lực của tỉnh tăng cao như doanh thu linh kiện điện tử tăng 24,4%; xe máy các loại tăng 11,02%; quần áo tăng 7,21%, gạch ốp lát tăng 6,01%...

Theo đánh giá của các ngành chức năng, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng trưởng cao trong giai đoạn tới, bởi đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 16 KCN được quyết định chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng diện tích trên 3.110 ha.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục ưu tiên thu hút vốn FDI từ các Tập đoàn đa quốc gia; tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư các thị trường trọng điểm như: Châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản; tập trung cao độ hoàn thiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp thu hút đầu tư; ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong cải cách TTHC, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho SXKD; khuyến khích, hỗ trợ DN ứng dụng, đa dạng hóa các phương thức kinh doanh thương mại điện tử, mua bán trực tuyến.

Trần Chiến

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN - QUẢNG CÁO

Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động