Xử lý rác thải đô thị: Còn nhiều thách thức

06/08/2020 16:47 Quản lý nguồn thải
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các đô thị đặc biệt là các thành phố lớn đang đứng trước rất nhiều thách thức, trong đó rác thải là một trong những vấn đề nóng cần được giải quyết.
Quản lý rác thải đô thị: Người gây ô nhiễm phải trả tiền
xu ly rac thai do thi con nhieu thach thuc
Cần có cơ chế ưu đãi dịch vụ thu gom vận chuyển rác thải.

Hiện nay, lượng rác thải tại Việt Nam là khoảng 50.000 tấn/ngày, trong đó tại các đô thị là khoảng 35.000 tấn/ngày, còn lại là rác thải ở vùng nông thôn. Riêng tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày thải ra khoảng 7.000 – 8.000 tấn, trong đó trên 80% được xử lý chủ yếu bằng công nghệ chôn lấp, công nghệ đốt chiếm khoảng 14%.

Lượng rác thải rắn phát sinh hàng ngày lớn, trong khi đó các phương tiện thu gom vận chuyển cũng như công nghệ xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác phân loại và kiểm soát chất thải tại nguồn chưa tốt, các dự án về phân loại rác chưa đạt hiệu quả.

Bên cạnh đó, thì cơ chế chính sách về quản lý chất thải rắn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường, chưa thu hút được các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh tham gia vào công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Để hỗ trợ công nghệ xử lý chất thải đô thị tại Việt Nam, cần có nhiều biện pháp quyết liệt. Trước hết phải phân loại rác tại nguồn, cần lập quy hoạch, các điểm tập kết trung chuyển rác thải, cơ giới hóa các thiết bị phục vụ thu gom vận chuyển rác. Từ đó, lựa chọn công nghệ xử lý chất thải rắn đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật, môi trường và phù hợp với điều kiện từng vùng miền và từng địa phương. Cùng với đó, rà soát sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật và ban hành các đơn giá định mức thu gom vận chuyển, xử lý rác đảm bảo tính đúng tính đủ, phù hợp với cơ chế thị trường. Cần có cơ chế ưu đãi dịch vụ thu gom vận chuyển, các sản phẩm đầu ra của rác thải như chất thải tái chế, điện rác….
Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động