Bộ trưởng Tài chính nói về việc thu ngân sách chưa bền vững?

31/10/2019 23:09 Tăng trưởng xanh
Tại phiên thảo luận của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận việc thu ngân sách nhà nước chưa thật sự bền vững có nguyên nhân chủ quan của việc giao dự toán...
Năm 2020, dự toán thu nội địa sẽ chiếm 83,6% tổng thu Một số lưu ý về hóa đơn điện tử khi bán hàng, cung cấp dịch vụ Chính phủ xin ý kiến sử dụng 20% kinh phí kết dư quỹ khám, chữa bệnh BHYT năm 2015

Tại phiên thảo luận xoay quanh tình hình kinh tế, đại biểu Bùi Thanh Tùng (Hải Phòng) đánh giá, trong hai năm 2018-2019 mức tăng trưởng GDP và thu ngân sách rất đáng khích lệ khi mức thu vượt kế hoạch. Tuy nhiên, cơ cấu thu lại chưa bền vững khi tăng thu nội địa vượt dự toán 1,9% nhưng các khoản thu không có tính bền vững như tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết tăng mạnh. Đặc biệt, thu từ 3 khối doanh nghiệp đều không đạt kế hoạch.

Kết quả trên cho thất việc thu ngân sách nhà nước thực chất từ nội lực của nền kinh tế còn thấp, điều này được ông Tùng một lần nữa nhấn mạnh trước Quốc hội.

Phát biểu giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng thừa nhận thực trạng thu ngân sách nhà nước chưa thật sự bền vững, thu ngân sách nhà nước vượt dự toán trong khi thu từ khu vực sản xuất kinh doanh không đạt dự toán.

Ông Dũng cho rằng, để xảy ra tình trạng trên thì nguyên nhân được xác định là do có sự chủ quan trong việc giao dự toán. Mấy năm qua do thu từ dầu thô và xuất nhập khẩu giảm nhanh. Năm 2018, chúng tôi đã báo cáo Quốc hội và đã được từng bước điều chỉnh sát hơn so với thực tiễn.

bo truong tai chinh noi ve viec thu ngan sach chua ben vung
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng - ảnh QH.

Ngân sách nhà nước 4 năm qua đều vượt dự toán, các chỉ tiêu tổng thu, tỉ lệ huy động vào ngân sách nhà nước và cơ cấu thu nội địa cơ bản đạt mục tiêu của kế hoạch 5 năm. Trong đó, tổng chi đầu tư phát triển của ngân sách nhà nước 5 năm ước đạt thực tế là 2.150.000 tỉ đồng, vượt mức kế hoạch đề ra là 2 triệu tỉ đồng.

Tín hiệu đáng mừng ở đây là bội chi ngân sách nhà nước và các khoản vay của Chính phủ được kiểm soát tốt, nhờ đó tốc độ tăng nợ công giảm hơn một nửa và tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP danh nghĩa.

Để chứng minh cho điều này, ông Dũng đã có những dẫn chứng cụ thể. Ở giai đoạn 2011-2015 tốc độ tăng nợ công là 18,1%/năm trong khi GDP danh nghĩa là 14,5%/năm, thì giai đoạn năm 2016-2018 tốc độ tăng nợ công 8,2%/năm trong khi GDP danh nghĩa là 9,7%/năm. Nhờ vậy, tỉ lệ nợ công đến cuối năm 2020 chúng tôi ước tính là 54,3% GDP, trong khi năm 2016, năm đầu của thời kỳ là 63,7% GDP.

Đối với công tác chống thất thu và thu hồi nợ đọng thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng đã có báo cáo dẫn chứng trong 10 tháng đầu năm 2019, toàn ngành Tài chính đã thực hiện hơn 73.900 cuộc thanh tra, kiểm tra, qua đó, kiến nghị xử lý tài chính hơn 48.300 tỉ đồng.

Trong đó, thu nộp vào ngân sách nhà nước 14.800 tỉ đồng, kiến nghị tài chính khác là 33.000 tỉ đồng, riêng số giảm lỗ là 29.900 tỉ đồng, số thực nộp vào ngân sách nhà nước 10.300 tỉ đồng.

Thanh Hương
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động