ĐTM Dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng”

25/12/2019 16:23 Tác động môi trường
Bộ Tài nguyên & Môi trường (TN&MT) vừa phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) của Dự án "Đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng" tại khu vực đảo Cát Hải, TP Hải Phòng của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Đình Vũ.
ĐTM Dự án Nhà máy điện Chu trình hỗn hợp Dung Quất II
dtm du an dau tu xay dung va kinh doanh co so ha tang khu cong nghiep cang cua ngo quoc te hai phong
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng các bến container số 3 và số 4 thuộc Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng.

Phạm vi, quy mô, công suất của Dự án

Dự án xây dựng và vận hành hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp (KCN) cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng có tổng diện tích khoảng 523,47ha, bao gồm KCN có diện tích 503,54 ha và khu cảng có diện tích 19,93 ha tại thị trấn Cát Hải, xã Đồng Bài và xã Văn Phong, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng, bao gồm các hạng mục công trình chính như sau:

- Đối với khu công nghiệp có diện tích 503,54 ha:

+ Xây dựng hệ thống kè biển, san nền KCNvà hoàn thiện hạ tầng các khu đất xây dựng công nghiệp, xây dựng khu dịch vụ hành chính, khu đất cây xanh, khu kỹ thuật đầu mối, đường giao thông nội bộ.

+ Xây dựng, lắp đặt và vận hành hệ thống cấp điện, hệ thống cấp nước, hệ thống thoát nước (nước mưa và nước thải), hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hàng rào bảo vệ khu công nghiệp; trong đó, tổng công suất trạm xử lý nước thải công nghiệp 10.500 m3 /ngày.đêm, gồm ba (03) mô đun với mỗi mô đun công suất 3.500 m3 /ngày.đêm hoạt động độc lập, trạm xử lý nước thải bao gồm hạng mục công trình hồ sự cố với tổng dung tích 31.500 m3 .

- Đối với khu cảng có diện tích 19,93 ha:

+ Xây dựng hệ thống cầu cảng, kè sau cầu cảng và kè bảo vệ bờ phía thượng lưu, sàn nền khu cảng, bãi hàng, xây dựng khu văn phòng, xưởng sửa chữa, đường giao thông nội bộ.

+ Xây dựng và vận hành hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện - chiếu sáng, hệ thống cấp nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống cây xanh. Nội dung được phê duyệt không bao gồm các hoạt động: xây dựng tuyến đê biển quốc gia; khai thác và vận chuyển các loại nguyên liệu, vật liệu phục vụ thi công hạ tầng KCN.

Yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với Dự án:

Tuân thủ các quy định tại Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

Chỉ tiếp nhận vào KCN các dự án đầu tư thuộc những ngành nghề đăng ký và được nêu trong ĐTM, thực hiện phân khu chức năng trong KCN và bảo đảm diện tích đất trồng cây xanh theo quy định.

Quy định cụ thể đối với các dự án đầu tư vào KCN về việc xử lý nước thải và thực hiện biện pháp kiểm soát các nguồn nước thải trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.

Trong quá trình thi công xây dựng và vận hành, Dự án phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với tiếng ồn và độ rung đạt các quy chuẩn: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành khác; thu gom và xử lý toàn bộ nước thải thi công và nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công xây dựng bảo đảm đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường hiện hành trước khi xả ra môi trường.

Xây dựng và vận hành mạng lưới thu gom và trạm xử lý nước thải công nghiệp tập trung, bảo đảm toàn bộ các loại nước thải phát sinh từ hoạt động của Dự án được thu gom và xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT (cột B với các hệ số Kq = 1,0 và Kf = 0,9) - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả ra môi trường; không được phép xả thải trong trường hợp xảy ra sự cố với trạm xử lý nước thải tập trung hoặc nước thải sau xử lý không đạt QCVN 40:2011/BTNMT cột B với các hệ số nêu trên; tái sử dụng tối đa nước thải sau xử lý cho mục đích phù hợp; lắp đặt và vận hành hệ thống giám sát tự động liên tục lưu lượng nước thải đầu vào và đầu ra, các thông số nhiệt độ, pH, COD, TSS, Amoni của nước thải tại cửa xả trạm xử lý nước thải tập trung của Dự án; kết nối kết quả quan trắc tự động liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng để theo dõi, giám sát; bố trí cửa xả ở vị trí thuận lợi, minh bạch cho việc kiểm tra và giám sát.

Thiết kế, lắp đặt và vận hành hệ thống thu gom và thoát nước mưa, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị đinh số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải trong quá trình triển khai thực hiện Dự án.

Thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải sinh hoạt, chất thải thông thường và chất thải nguy hại trong quá trình thi công xây dựng và vận hành Dự án, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường và tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu và Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết và thực hiện nghiêm túc các biện pháp quản lý và kỹ thuật để phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, sự cố cháy, nổ và các rủi ro và sự cố môi trường khác trong toàn bộ các giai đoạn và hoạt động của Dự án.

Thực hiện chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường đối với đội ngũ cán bộ và công nhân tham gia các giai đoạn của Dự án.

Thực hiện chương trình quản lý, giám sát môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác như đã đề xuất trong ĐTM, số liệu giám sát phải được cập nhật và lưu giữ để cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra.

Ngoài ra, Dự án phải đảm bảo một số điều kiện kèm theo, nhằm tuân thủ quy định hiện hành của pháp luật về quản lý đất đai, tài nguyên nước, bảo vệ và phát triển rừng...

Mai Hoa
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động