Hà Nội: Đưa 100% Cụm công nghiệp xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn
Kế hoạch nhằm cụ thể hóa Chương trình hành động của UBND Thành phố thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách năm 2023 của thành phố Hà Nội và Chương trình công tác của UBND Thành phố năm 2023. Đồng thời, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố; tháo gỡ khó khăn vướng mắc; đẩy mạnh xúc tiến, thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp theo quy hoạch đáp ứng yêu cầu cho phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
![]() |
Ảnh minh hoạ. |
Theo đó, trong năm 2023, Thành phố sẽ tập trung chỉnh trang, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, gồm: Giao thông nội bộ, vỉa hè, cây xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, chiếu sáng công cộng, thông tin liên lạc nội bộ, nhà điều hành, tường rào bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của cụm công nghiệp trong hàng rào các cụm công nghiệp đáp ứng yêu cầu tại Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp.
Cùng với đó, thành phố cũng tập trung hoàn thiện các thủ tục, phấn đấu khởi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật 10-20 cụm công nghiệp thành lập giai đoạn 2018-2020; quyết định thành lập, mở rộng 5-10 cụm công nghiệp. Bảo đảm, 100% cụm công nghiệp xây dựng mới có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng. 100% cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.
Để làm tốt việc này, cùng với giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành liên quan. Trong đó, Sở Công Thương là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với sở, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ đầu tư cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố tổ chức triển khai thực hiện các nội dung quản lý, phát triển cụm công nghiệp; đôn đốc các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện theo đúng quy định và yêu cầu chỉ đạo của Thành phố.
Tại cơ sở, UBND các quận, huyện, thị xã có cụm công nghiệp quản lý, theo dõi, xử lý việc sử dụng đất, xây dựng trái phép theo đúng quy định và quy hoạch đã được phê duyệt; đề xuất xử lý vi phạm (nếu có). Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và chỉ đạo, đôn đốc các chủ đầu tư cụm công nghiệp tổ chức thực hiện các giải pháp bảo đảm tiến độ khởi công và hoàn thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp theo kế hoạch và tiến độ đã ban hành.
UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 và công tác giải phóng mặt bằng đáp ứng tiến độ khởi công các các cụm công nghiệp trên địa bàn đã được phê duyệt. Rà soát, xây dựng kế hoạch hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp thuộc nhiệm vụ chi ngân sách cấp huyện theo phân cấp hoặc đề xuất UBND Thành phố đầu tư các hạng mục công trình cấp Thành phố.

Đọc nhiều
-
Bài 1: Lời than của những con đường "cõng xe chở khoáng sản"
-
Bài 2 - Phú Hoà (Phú Yên): Chính quyền địa phương thiếu thông tin bảo vệ môi trường, doanh nghiệp cố tình vi phạm
-
Những lưu ý khi lắp đặt các trạm sạc điện cho xe ô tô điện
-
Thực hiện chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả quản lý rác thải sinh hoạt
-
Ô nhiễm rác thải nhựa từ ngành nông nghiệp, những con số báo động
-
Thiết lập cơ sở quản lý, sử dụng tiền hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải
-
Các nước khó đạt được đồng thuận cho khủng hoảng rác thải nhựa
-
Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường năm 2020
-
Vĩnh Phúc: Khắc phục tình trạng đốt rơm rạ, gây ô nhiễm môi trường
-
Giám sát công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 2 huyện Phú Xuyên và Thanh Trì