Mô hình quản lý, phân loại chất thải rắn thu gom tại nguồn
Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý chất thải rắn đô thị |
Đề án đã đề xuất mô hình quản lý, phân loại chất thải rắn tại nguồn. Cụ thể như sau:
1. Quy trình thực hiện
Cán bộ chuyên môn hướng dẫn chi tiết phương thức thực hiện phân loại và hướng dẫn các hộ gia đình tận dụng các vật dụng có sẵn trong nhà để làm thùng đựng rác phân loại. Bước đầu thực hiện phân loại, CTR sinh hoạt của mỗi hộ dân sẽ được đựng trong 3 thùng riêng biệt:
+ Thùng 1: Chứa CTR chất thải rắn dễ phân hủy, là chất hữu cơ xuất phát từ việc nấu ăn và thải ra trong ăn uống hàng ngày của người dân (thực phẩm dư thừa, bã chè, cà phê, giấy vụn, lá cây). Chất thải này được sử dụng làm phân bón vi sinh, thức ăn chăn nuôi.
+ Thùng 2: chứa CTR khó phân hủy là những thành phần rác vô cơ và chất rắn trơ (túi ni long, cành cây, bùn đất, hộp xốp). Chất thải này đưa về khu xử lý đốt hoặc chôn lấp;
+ Thùng 3: chứa CTR có thể tái chế (chai nhựa, chai thủy tinh, bìa cacton, vỏ đồ hộp kim loại). Chất thải này bán cho cơ sở thu mua phế liệu.
Tại khu công cộng, chính quyền địa phương có trách nhiệm hỗ trợ kinh phí, đầu tư để thùng rác chứa 2 ngăn (rác thải dễ phân hủy, khó phân hủy) và có ghi chú rõ ràng cho mọi người biết loại CTR nào nên bỏ vào thùng nào.
Quy trình phân loại rác tại nguồn. |
Tại các khu vực có nguồn chất thải dễ phân hủy lớn như nhà hàng, khách sạn, quán ăn hoặc ở khu vực nông thôn, biện pháp sử dụng hiệu quả chất thải là thu gom, tận dụng làm thức ăn chăn nuôi gia súc gia cầm. Đối với chất thải hữu cơ dễ phân hủy còn lại được vận chuyển về nhà máy chế biến phân bón vi sinh.
Việc phân loại rác thải tại nguồn mang lại hiệu quả rất lớn do tận dụng được nguồn tài nguyên từ rác thải. Bên cạnh đó, chất thải khi đưa về nhà máy xử lý rác sản xuất phân bón sẽ rất thuận lợi do nguyên liệu không bị nhiễm bẩn tạm chất, có thể đưa vào sản xuất ngay.
Hình ảnh phân loại rác tại nguồn. |
2. Phạm vi áp dụng
Việc phân loại chất thải có thể thực hiện ở mỗi hộ gia đình, cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, bước đầu đề xuất triển khai trong phạm vi nhỏ để đánh giá hiệu quả thực hiện, từ đó xây dựng mô hình nhân rộng.
3. Lộ trình thực hiện
Hoạt động phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn chỉ đạt hiệu quả khi toàn bộ quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt đồng bộ với nhau, CTR sinh hoạt sau khi phân loại phải được thu gom riêng bằng các phương tiện khác nhau và khu xử lý phải được đầu tư bằng các công nghệ khác nhau.
Trước khi việc phân loại CTR tại nguồn được triển khai đại trà, địa phương cần từng bước thay đổi phương thức thu gom và cơ giới hóa công tác thu gom. Đầu tư thay mới những phương tiện đã xuống cấp, đồng thời tăng thêm lượng xe thu gom để đảm bảo khả năng chuyên chở của xe. Đầu tư hệ thống xe rác kín hai ngăn để chứa rác thải của hộ dân, vừa đáp ứng cho công tác phân loại CTR tại nguồn, vừa đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường.
Vì vậy, đề xuất triển khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 2020, bắt đầu xây dựng mô hình quy mô cấp phố, phường. Từ năm 2021, khi Khu liên hợp xử lý CTR xã Đông Nam, huyện Đông Sơn và Khu liên hợp xử lý CTR sinh hoạt xã Cẩm Châu, huyện Cẩm Thủy đi vào hoạt động thì triển khai thực hiện phân loại (đây là 02 khu xử lý CTR sinh hoạt bằng công nghệ hỗn hợp- sản xuất phân vi sinh, tái chế kết hợp đốt, đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương tại Quyết định số 3841/QĐ-UBND ngày 5/10/2016 và Quyết định số 5136/QĐ-UBND ngày 29/12/2017).
Tin mới
Tin khác
Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.