Núi băng trôi nặng 315 tỉ tấn vỡ ra từ Nam Cực

02/10/2019 10:11 Tác động môi trường
Núi băng trôi vỡ ra mang tên D28, có diện tích 1.636 km2; có thể gây nguy hiểm cho tàu bè nên cần được theo dõi thêm.
Khói mù độc hại vẫn ảnh hưởng nặng nề tới Malaysia Chuyên gia lâm nghiệp Brazil: Thảm kịch vẫn đang chờ đợi Ô nhiễm báo động: Tìm thấy các hạt nhựa siêu nhỏ ở Bắc Cực

Thềm băng Amery ở Nam Cực mất đi khối lượng băng lớn nhất trong hơn 50 năm qua. Núi băng trôi vỡ ra mang tên D28, có diện tích 1.636 km2, chỉ nhỏ hơn một chút so với đảo Skye của Scotland. Kích thước của núi băng đòi hỏi theo dõi thêm bởi nó có thể gây nguy hiểm cho tàu bè trong tương lai. Vào đầu thập niên 1960, Amery từng tạo ra núi băng trôi lớn hơn, rộng 9.000 km2.

nui bang troi nang 315 ti tan vo ra tu nam cuc
Vệ tinh Sentinel-1 của EU chụp D28 trước và sau khi tách khỏi thềm băng. Ảnh: BBC.

Amery là thềm băng lớn thứ ba ở Nam Cực và là kênh thoát nước quan trọng phía đông lục địa. Thềm băng này là phần mở rộng trôi nổi của một số sông băng đổ từ đất liền ra biển.

Trước đó, các nhà khoa học đã biết sự kiện phân tách sẽ xảy ra. Theo giáo sư Helen Fricker ở Viện Hải dương học Scripps, sự kiện D28 vỡ ra không liên quan tới biến đổi khí hậu. Dữ liệu vệ tinh từ năm 1990 cho thấy Amery nằm cân bằng với khu vực xung quanh dù trải qua tan chảy bề mặt vào mùa hè. Cục Nam Cực Australia đang theo dõi chặt chẽ thềm băng Amery.

Có thể việc mất một núi băng trôi lớn như vậy sẽ làm thay đổi phân bố áp lực ở mặt trước thềm băng, ảnh hưởng tới trạng thái các vết nứt và độ ổn định của khu vực gần đó có tên Loose Tooth. Các nhà nghiên cứu ước tính D28 dày khoảng 210 m và chứa 315 tỷ tấn băng. Tên gọi của nó đến từ hệ thống phân loại do Trung tâm băng quốc gia Mỹ điều hành, phân chia Nam Cực thành các góc.

Góc D kéo dài từ 90 độ vĩ đông tới đường kinh tuyến gốc, tức từ Amery tới phía đông biển Weddell. Dù khá đồ sộ, D28 vẫn nhỏ hơn nhiều do với núi băng trôi A68 vỡ ra từ thềm băng Larsen C năm 2017. Những dòng hải lưu gần bờ đang đẩy D28 theo hướng tây. Núi băng trôi này sẽ mất vài năm để nứt vỡ và tan chảy hoàn toàn.

Theo VNE
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động