“Sức ép” từ rác thải khẩu trang y tế

18/04/2020 10:03 Quản lý nguồn thải
Dịch Covid-19 khiến toàn cầu căng mình phòng chống, cùng với đó, nhu cầu đeo khẩu trang y tế tăng vọt, khiếp áp lực xử lý rác thải khẩu trang trở thành một vấn đề cấp bách.
Khẩu trang y tế đã qua sử dụng là “rác” không thể tái chế

Công tác phòng chống dịch Covid-19 đang là nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu. Đeo khẩu trang y tế được khuyến cáo là một trong các biện pháp để phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, đặc biệt trong các cơ sở y tế, cung cấp cho các bác sĩ, y tá, điều dưỡng viên, giám định pháp y... Tuy nhiên, đây là vật dụng chỉ sử dụng một lần, nên sau khi dùng không ít người thường vứt bừa bãi gây mất mỹ quan, làm ô nhiễm môi trường và là nguy cơ làm lây lan dịch bệnh cho người khác.

Theo tính toán, trọng lượng bình quân của một chiếc khẩu trang y tế 3 lớp khoảng 30g, nếu dựa trên ước tính khiêm tốn mỗi ngày có 100 triệu chiếc khẩu trang y tế 3 lớp thải bỏ thì mỗi ngày có 300 tấn rác thải loại này, một con số không nhỏ chút nào và lại mang đến nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh.

Ở Việt Nam thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, mỗi ngày có khoảng 120.000 mét khối nước thải y tế và 350 đến 400 tấn chất thải y tế được thải ra, trong đó có tới 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Còn trong thời điểm dịch bệnh này, số lượng rác thải y tế, khẩu trang y tế lớn gấp nhiều lần. Trong những tháng vừa qua, rác khẩu trang y tế tăng vọt ở những điểm thu gom rác, ở lòng đường, vỉa hè hay bất cứ đâu mà người dân có thể xả rác được. Nguy hiểm hơn là các loại khẩu trang y tế vẫn chưa được phân loại và vẫn lẫn trong rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn lớn về việc ô nhiễm môi trường cũng như dịch bệnh trong giai đoạn dịch Covid-19 đang lây lan mạnh mẽ.

suc ep tu rac thai khau trang y te
Áp lực xử lý rác thải khẩu trang trở thành một vấn đề cấp bách.

Sức ép về xử lý chất thải là khẩu trang y tế ngày càng nặng, môi trường là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng vì điều này rất dễ hiểu khi mà dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay. Chính quyền các cấp đã có nhiều biện pháp để xử lý rác thải khẩu trang. Chính Phủ đã có các văn bản pháp luật để xử phạt các hành vi xả rác ra môi trường cũng như có những văn bản điều chỉnh trực tiếp việc thải bỏ khẩu trang y tế không đúng nơi quy định. Bộ Y tế đã ban hành Công văn số 624/BYT-MT về việc xử lý đối với hành vi vứt, thải bỏ khẩu trang không đúng nơi quy định. Theo đó, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tại địa phương: Tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân khi tháo bỏ khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang; Sau khi tháo khẩu trang cho ngay vào thùng đựng chất thải có nắp đậy kín theo quy định và rửa sạch tay; Bố trí đầy đủ thùng đựng chất thải có nắp đậy kín tại nơi công cộng. Bộ Tài nguyên và Môi trường có công văn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường thực hiện một số biện pháp quản lý chất thải để phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Nhiều địa phương ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các khu xử lý chất thải trên địa bàn; đồng thời tăng cường kiểm tra giám sát việc xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế, cơ sở xử lý chất thải nguy hại (có chức năng xử lý chất thải y tế lây nhiễm) trên địa bàn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Theo Quy định tại Điều 20 Nghị định số 155/2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thì hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định sẽ bị xử phạt từ 3 -7 triệu đồng.
Quang Minh
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động