Thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thành mục tiêu xử lý chất thải rắn, rác thải y tế

19/07/2022 08:10 Quản lý nguồn thải
Chiều 12/7/2022, Đoàn khảo sát của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội do đồng chí Nguyễn Tuấn Anh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường làm trưởng đoàn, có buổi làm việc với UBND thành phố Hồ Chí Minh về thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thành mục tiêu xử lý chất thải rắn, rác thải y tế

Tiếp tục làm tốt công tác quản lý chất thải rắn là nhiệm vụ hàng đầu của UBND thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh đã và đang xây dựng lộ trình để triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt nhằm đảm bảo đến năm 2025, thực hiện phân loại thành 3 loại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Hiện công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã được xã hội hóa 100%; tỷ lệ các công nghệ đốt, compost, tái chế áp dụng xử lý chất thải rắn tái sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ khoảng 31%, còn lại 69% được chôn lấp hợp vệ sinh. Trong giai đoạn 2016 - 2021, thành phố đã ban hành 26 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn. Hiện nay, khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn khoảng 10.000 tấn/ngày. Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn được bảo đảm kịp thời, không để xảy ra tình trạng tồn đọng chất thải trong ngày. Thành phố có 4 dự án chuyển đổi công nghệ xử lý sang đốt phát điện đang triển khai.

Thành phố Hồ Chí Minh: Hoàn thành mục tiêu xử lý chất thải rắn, rác thải y tế
Đồng chí Võ Văn Hoan phát biểu tại buổi giám sát

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới, UBND thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Bộ Xây dựng sớm xem xét, thẩm định, thông qua Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố đến năm 2025, tầm nhìn 2050. Bộ Tài nguyên và Môi trường sớm ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để áp dụng chung cho toàn quốc theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Bộ Xây dựng nghiên cứu điều chỉnh khoảng cách an toàn đối với các trạm trung chuyển nằm trong khu dân cư đáp ứng đầy đủ yêu cầu. Bộ Công thương sớm bổ sung các dự án đốt phát điện trên địa bàn thành phố vào quy hoạch phát triển nguồn điện sử dụng chất thải rắn quốc gia. Thành phố cũng đề nghị Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường quan tâm, hỗ trợ thành phố đưa ra các chính sách hỗ trợ cơ sở vật chất ban đầu và hỗ trợ trang bị bảo hộ lao động cá nhân vào dự án Luật Hợp tác xã (sửa đổi); các bộ, ngành sớm xây dựng, công bố vốn đầu tư và mức chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt cho công nghệ đốt rác phát điện thu hồi năng lượng làm cơ sở áp dụng, tổ chức đấu thầu theo quy định…

Với sự sự nỗ lực của thành phố Hồ Chí Minh trong ban hành văn bản, kế hoạch liên quan xử lý chất thải rắn sinh hoạt, thành phố đã đạt 2 mục tiêu quan trọng trong xử lý rác thải rắn, nhất là đã xử lý tốt chất thải rắn, rác thải y tế, nâng cao công nghệ xử lý rác thải rắn. Tuy nhiên, những khó khăn vướng mắc về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, thực hiện quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt, nguồn lực cho chất thải rắn sinh hoạt như ban hành giá…vẫn còn nhiều, cần sự quan tâm, chung tay của Chính phủ, các Bộ, ngành cũng như người dân trên địa bàn thành phố.

Quốc trung
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động