Vốn FDI thực hiện 8 tháng tăng 6,3% so với cùng kỳ

02/09/2019 07:00 Tăng trưởng xanh
Theo Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng năm 2019 ước tính đạt 12 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.
Chưa hết năm, vốn FDI đạt 22,63 tỉ USD 5 bài học quan trọng và những định hướng mới trong thu hút FDI Tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp FDI về bảo vệ môi trường và người lao động

Từ đầu năm đến thời điểm 20/8/2019 có 2.406 dự án FDI mới cấp phép với số vốn đăng ký đạt hơn 9,1 tỉ USD, tăng 25,4% về số dự án và giảm 32,3% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2018.

Bên cạnh đó, có 908 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt hơn 3,9 tỉ USD, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm trước.

von fdi thuc hien 8 thang tang 63 so voi cung ky
Vốn FDI thực hiện 8 tháng tăng 6,3% so với cùng kỳ.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 8 tháng năm nay đạt hơn 13,1 tỉ USD, giảm 31,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 8 tháng ước tính đạt 12 tỉ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong 8 tháng còn có 5.235 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn là 9,51 tỉ USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó có 872 lượt góp vốn, mua cổ phần làm tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp với giá trị vốn góp là 5,9 tỉ USD và 4.363 lượt nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần trong nước mà không làm tăng vốn điều lệ với giá trị 3,61 tỉ USD.

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới đạt hơn 6,8 tỉ USD, chiếm 74,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 852,3 triệu USD, chiếm 9,3%; các ngành còn lại đạt hơn 1,4 tỉ USD, chiếm 16,1%.

Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong 8 tháng đạt hơn 10,3 tỉ USD, chiếm 78,9% tổng vốn đăng ký; ngành hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 729 triệu USD, chiếm 5,6%; các ngành còn lại đạt hơn 2 tỉ USD, chiếm 15,5%.

Đối với hình thức góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt hơn 5,3 tỉ USD, chiếm 56,7% tổng giá trị góp vốn; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1,5 tỉ USD, chiếm 16,6%; các ngành còn lại đạt hơn 2,5 tỉ USD, chiếm 26,7%.

Trong 8 tháng, Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với hơn 1,8 tỉ USD, chiếm 20,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hàn Quốc với hơn 1,7 tỉ USD, chiếm 18,9%; Nhật Bản với hơn 1,1 tỉ USD, chiếm 13%...

Ở chiều ngược lại, đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong 8 tháng năm nay có 102 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn của phía Việt Nam là 339,5 triệu USD; 23 dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng thêm là 99,5 triệu USD.

Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và tăng thêm) 8 tháng năm 2019 đạt 439 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ôtô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 96,7 triệu USD, chiếm 22% tổng vốn đầu tư; nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 88,6 triệu USD, chiếm 20,2%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ đạt 83,4 triệu USD, chiếm 19%; hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 72 triệu USD, chiếm 16,4%. Trong đó, dự án xây dựng một tòa nhà tổ hợp 30 tầng (bao gồm 259 căn hộ, một bãi đậu xe hai tầng để kinh doanh) trị giá 20 triệu USD tại Canada của CTCP Đầu tư Pax International.

Trong 8 tháng có 30 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là nước dẫn đầu với 178,9 triệu USD, chiếm 40,7% tổng vốn đầu tư; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13,6%; Hoa Kỳ 49,3 triệu USD, chiếm 11,2%...

Theo Anh Minh/Chinhphu.vn
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động