Ảnh hưởng của nhựa dùng một lần đến sinh vật biển và con người

06/11/2019 00:16 Quản lý nguồn thải
Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) cho biết, ước tính có 8 triệu tấn nhựa thải ra đại dương mỗi năm, tương đương với một xe chở đầy rác đổ xuống biển mỗi phút, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và hệ sinh thái biển.
Hiểm hoạ tiềm ẩn mang tên "rác thải nhựa đại dương" Thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản về nghiên cứu quản lý rác thải nhựa đại dương 10 cách để giảm rác thải nhựa đại dương
anh huong cua nhua dung mot lan den sinh vat bien va con nguoi

Rác được thu gom tại một bãi biển ở Bali, Indonesia trong Chiến dịch làm sạch biển do UNEP phát động - Ảnh: UNEP/Shawn Heinrichs

Ô nhiễm nhựa ở đại dương

Rác thải tích tụ ở bờ biển, trên bề mặt và đáy biển có khoảng 60% - 90% là nhựa. Trong đó, chủ yếu là tàn thuốc lá, túi xách, và hộp đựng thức ăn và đồ uống. Rác thải nhựa ở đại dương gây hại cho hơn 800 loài sinh vật biển, trong đó có 15 loài đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Nhựa được tiêu thụ bởi các loài sinh vật biển và xâm nhập vào cơ thể con người thông qua chuỗi thức ăn.

Một điều đáng báo động là trong vòng 20 năm qua, sự phát triển của hạt vi nhựa, các mảnh nhựa nhỏ và các chai nhựa dùng một lần đã làm cho vấn đề này trở nên trầm trọng hơn.

Hầu hết mọi người cho rằng ô nhiễm nhựa đại dương là cảnh tượng rác thải nhựa dọc theo bờ biển hoặc nổi trên mặt biển. Tuy nhiên, hạt vi nhựa và các mảnh nhựa nhỏ đặt ra một thách thức tiềm ẩn; chúng rất khó để nhìn, do đó chúng ta thường không nghĩ tới.

Chiến dịch làm sạch biển

“Thứ gì có ở trong phòng tắm của bạn?”, đó là câu hỏi mà UNEP đưa ra như một phần của chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về tác hại của nhựa trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân và cần phải thay đổi để giảm “dấu chân nhựa” (lượng nhựa mỗi người thải ra có thể gây hại đối với môi trường - PV).

Năm 2017, UNEP đã phát động Chiến dịch làm sạch biển trên phạm vi toàn cầu nhằm thúc đẩy phong trào giải quyết vấn đề tiêu thụ quá mức đối với nhựa dùng một lần và hạt vi nhựa.

“Bây giờ đang trong giai đoạn thứ hai, tập trung vào các khía cạnh cụ thể của rác thải nhựa đại dương, như ô nhiễm nhựa do ngành công nghiệp mỹ phẩm gây ra” - UNEP cho biết.

Nhiều người tiêu dùng không nhận thức được có bao nhiêu nhựa trong các vật dụng chăm sóc cá nhân họ sử dụng hàng ngày trên mặt và cơ thể.

Từ bao bì nhựa đến các hạt vi nhựa có kích thước nhỏ hơn 5 mm ẩn trong các sản phẩm, bao gồm các hạt hoặc kim tuyến, chúng có thể trôi xuống cống khi rửa, chảy ra sông và cuối cùng ra biển.

Các hạt vi nhựa quá nhỏ để các nhà máy xử lý chất thải có thể lọc ra và chúng thu hút các độc tố và vi khuẩn trong nước bám vào bề mặt. Cá, động vật lưỡng cư, côn trùng, ấu trùng và động vật biển cũng như các loài chim biển và các sinh vật biển khác thường hấp thu những thứ đó bởi vì chúng trông giống thức ăn, làm ảnh hưởng tới đường tiêu hóa và gây ra các vấn đề về thể chất.

Ngoài việc gây nguy hiểm cho sinh vật biển, ảnh hưởng của hạt vi nhựa đối với sức khỏe con người vẫn chưa được biết đến đầy đủ, tuy nhiên nếu xét về mức độ phổ biến của chúng trong quần áo, thực phẩm, nước và mỹ phẩm thì dự báo ảnh hưởng sẽ rất nghiêm trọng.

Trong tuần tới, UNEP mời mọi người kiểm tra các sản phẩm trong phòng tắm của họ và thông qua ứng dụng mạng xã hội Instagram để biết thông tin về cách họ có thể tham gia chiến dịch.

Theo Báo TN&MT
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động