Hà Nội: Việc “cần làm” để phát triển ngành công nghiệp môi trường
Ngày 20/11 vừa qua, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 275/KH-UBND thực hiện Đề án “Phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2025” trên địa bàn thành phố. Với mục tiêu dến năm 2025, phát triển ngành công nghiệp môi trường thành một ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của Thành phố, cơ bản đáp ứng nhu cầu về bảo vệ môi trường; từng bước tiến tới xuất khẩu các công nghệ, thiết bị, dịch vụ và sản phẩm bảo vệ môi trường có lợi thế cạnh tranh.
Bình Định: Ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
Để đảm bảo việc thực hiện hiệu quả công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu và quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 187 ngày 8/11/2023 về bảo vệ môi trường tỉnh đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.
Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về ngành Công nghiệp môi trường
Trước yêu cầu xây dựng kế hoạch, giải pháp cụ thể để phát triển ngành công nghiệp môi trường, Bộ Công Thương ban hành văn bản số 7582/BCT-ATMT ngày 31/10/2023 gửi các Bộ...
Phát triển ngành Công nghiệp môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020
Công nghiệp môi trường là ngành kinh tế trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam cung cấp công nghệ, thiết bị và sản phẩm phục vụ yêu cầu bảo vệ môi trường
Hội nhập xu hướng quốc tế ngành nước, tái chế chất thải
Nhằm tăng cường hội nhập các xu hướng quốc tế trong ngành nước, tái chế chất thải, ngày 11/10/2023, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (quận 7, TPHCM), Công ty Informa Markets Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị tổ chức khai mạc triển lãm và hội thảo quốc tế lần thứ 14 về ngành cấp thoát nước, công nghệ lọc nước, xử lý nước thải tại Việt Nam và triển lãm về ngành xử lý chất thải - công nghệ môi trường tại Việt Nam.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đẩy nhanh các hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương
Nhiều dự án, mô hình cũng như thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế đã ít nhiều đẩy nhanh chất lượng phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương trên cả nước cũng như hình thành thói quen phân loại rác cho người dân, hướng đến bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Tốc độ phát triển kinh tế - xã hội nhanh bên cạnh nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, lượng chất thải sinh hoạt (CTRSH) theo đó cũng phát sinh ngày càng nhiều, tạo gánh nặng cho ngành môi trường và chính quyền các cấp. Nhiều giải pháp được đưa ra để giải quyết các vấn đề liên quan đến CTRSH bên cạnh việc sớm ban hành Thông tư định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH để các địa phương bám sát thực hiện cũng như thực hiện triệt để công tác kiểm soát lượng chất thải rắn mới phát sinh.
Một số chính sách phát triển dịch vụ môi trường tại Việt Nam
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều thách thức đó là ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên. Do đó, yêu cầu về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm, xử lý chất thải và cải thiện môi trường ngày càng cao, đòi hỏi có bước phát triển mới trong lĩnh vực dịch vụ môi trường.
Trước Sau