Hà Nội: Quyết tâm giảm phát thải nhà kính từ hoạt động năng lượng
Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế chất thải |
![]() |
Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính. |
Theo kế hoạch, thành phố phấn đấu nâng cao năng lực dự phòng và cung ứng điện đạt các chỉ tiêu: Đến năm 2030, điện năng thương phẩm toàn thành phố đạt 52.178 triệu kWh; điện năng thương phẩm bình quân đầu người 5.721kWh/người/năm; công suất cực đại pmax bằng 9.400MW; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 8,5%. Đến năm 2045, điện năng thương phẩm toàn thành phố đạt 150.000 triệu kWh; điện năng thương phẩm bình quân đầu người 15.000kWh/người/năm; công suất cực đại pmax bằng 25.000MW; tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân giai đoạn 2031-2045 đạt 5%.
Tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt khoảng 2% vào năm 2030; 5% vào năm 2045. Phấn đấu đến năm 2045 tổng công suất nguồn điện năng mặt trời ước đạt khoảng 700 MWp (triển khai lắp đặt đồng bộ điện mặt trời mái nhà tại các chung cư thấp tầng, tòa nhà cao tầng của thành phố) và điện rác khoảng 300MW phù hợp với tiềm năng, đặc thù của thành phố. Phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 8-10% tổng tiêu thụ năng lượng toàn thành phố giai đoạn 2020-2030 và khoảng 14% giai đoạn 2031-2045, đẩy mạnh việc sử dụng các trang thiết bị, máy móc có hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng, kiểm toán năng lượng và tăng cường các giải pháp giảm thiểu điện năng tiêu thụ, khí thải tại các khu công nghiệp, nhà máy, khu đô thị.
Hà Nội cũng đặt mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động năng lượng so với kịch bản phát triển bình thường ở mức 15% vào năm 2030, lên mức 20% vào năm 2045. Xây dựng hệ thống lưới điện thông minh, hiệu quả, có khả năng kết nối khu vực; bảo đảm cung cấp điện an toàn, đáp ứng tiêu chí dự phòng một nguồn cấp (n-1) đối với vùng phụ tải quan trọng, dự phòng hai nguồn cấp (n-2) đối với vùng phụ tải đặc biệt quan trọng và cho lưới điện truyền tải. Các chỉ số độ tin cậy cung cấp điện tiếp tục được cải thiện (thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối - SAIDI; Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối - SAIFI; số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối -MAIFI) tương đương Thủ đô của một số quốc gia phát triển trong cùng khu vực. Đến năm 2045, hoàn thành việc chuyển đổi, thống nhất sử dụng cấp điện áp 22kV cho lưới điện trung áp; tỷ lệ ngầm hóa đường dây điện cao, trung, hạ áp tại các quận lõi trung tâm, khu vực đô thị có quy hoạch ổn định đạt 100%.
Để thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trên, UBND thành phố Hà Nội đã triển khai 9 nội dung để tổ chức thực hiện. Cụ thể: Phát triển các nguồn cung năng lượng sơ cấp theo hướng tăng cường khả năng tự chủ, đa dạng hóa, bảo đảm tính hiệu quả, tin cậy và bền vững. Phát triển nhanh và bền vững ngành điện đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố. Cơ cấu lại các ngành và khu vực tiêu thụ năng lượng song song với thực hiện chính sách về sử dụng năng lượng sạch, tiết kiệm và hiệu quả. Phát triển hạ tầng năng lượng bền vững, kết nối khu vực; nâng cao nội lực ngành công nghiệp chế tạo, dịch vụ phục vụ ngành năng lượng. Cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng; khuyến khích kinh tế tư nhân tham gia xã hội hoá phát triển năng lượng.
Đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và hiệu quả, phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển khoa học - công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành năng lượng. Thực thi chính sách bảo vệ môi trường ngành năng lượng gắn với mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước; phát huy quyền làm chủ của nhân dân và vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố trong phát triển ngành năng lượng.

Đọc nhiều
-
Cuộc thi mô hình sáng kiến “An toàn giao thông” năm 2023 tại Bắc Ninh
-
Bắc Ninh: “Chính quyền thấu hiểu, đồng hành, kiến tạo bứt phá”
-
Gia Lai: Huyện Ia Grai phân bổ gần 1,2 tỷ đồng cho các hoạt động bảo vệ môi trường
-
Quảng Ninh quyết tâm không để tái diễn sự cố môi trường
-
Bắc Ninh tổ chức đối thoại với hơn 300 doanh nghiệp FDI
-
Định hướng khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường Biển và hải đảo
-
Quảng Nam ban hành Kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp theo Nghị quyết 58 của Chính phủ
-
Nữ cán bộ ''biến rác thành tiền''
-
Các trường hợp được miễn phí bảo vệ môi trường khai thác khoáng sản
-
Nữ công nhân vệ sinh môi trường yêu nghề