HoREA góp ý kiến về dự thảo quản lý, sử dụng nhà chung cư
Dân chung cư cao cấp mang xô, chậu xếp hàng chờ mua nước Tiền nước tăng gấp 2-3 lần, nhiều hộ dân bức xúc Hệ thống báo cháy phải thông báo rõ địa chỉ từng căn hộ |
HoREA đóng góp 1 số ý kiến về dự thảo quản lý, sử dụng nhà chung cư của Bộ Xây dựng. (Ảnh minh họa) |
Cụ thể, nội dung văn bản góp ý của HoREA về dự thảo Thông tư ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư gửi Bộ Xây dựng nêu rõ, các tòa nhà chung cư có thể phân chia riêng biệt phần diện tích thuộc sở hữu chung, hệ thống kỹ thuật giữa phần căn hộ và phần diện tích khác không phải là căn hộ thì chủ sở hữu căn hộ, chủ sở hữu các phần diện tích khác này có thể thuê đơn vị quản lý vận hành riêng để thực hiện quản lý vận hành cho phần sở hữu riêng của mình là hợp lý và phù hợp với loại hình nhà chung cư, cụm nhà chung cư có nhiều chức năng hỗn hợp đang phát triển mạnh ở các thành phố lớn.
Nhưng quy định về việc chuyển nhượng, cho thuê chỗ để xe ôtô của nhà chung cư còn nhiều bất cập, về việc này HoREA kiến nghị cần phải chỉnh sửa. Cụ thể, Khoản (4.d) Điều 8 Thông tư 02/2016/TT-BXD và Khoản 4 Điều 8 Dự thảo Thông tư quy định "Người mua chỗ để xe ôtô nếu có nhu cầu chuyển nhượng hoặc cho thuê chỗ để xe này thì chỉ được chuyển nhượng, cho thuê cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư đó hoặc chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư".
Xuất hiện tình trạng giả mạo HoREA để lừa bán đất Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) vừa phát đi thông báo cho rằng, có nhiều cá nhân, tổ chức đã mạo ... |
Theo HoREA, quy định không cho chuyển nhượng chỗ để xe ôtô cho cá nhân, tổ chức bên ngoài nhà chung cư đã làm hạn chế quyền của chủ sở hữu chỗ để xe ôtô, nên không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và Bộ Luật Dân sự về quyền sở hữu tài sản của các chủ sở hữu chỗ để xe ôtô. Nhưng trong tình trạng thiếu chỗ để xe ôtô hiện nay, thì việc quy định chỉ được chuyển nhượng, cho thuê cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư đó, là phù hợp.
Tuy nhiên, việc quy định "hoặc chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư" lại không phù hợp đối với trường hợp chủ đầu tư không còn là chủ sở hữu nhà chung cư. Nếu chủ đầu tư vẫn còn là chủ sở hữu nhà chung cư thì lại không cần thiết quy định "hoặc chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư", vì chủ đầu tư cũng là chủ sở hữu nhà chung cư.
Do đó, HoREA đề nghị sửa đổi Khoản 4 Điều 8 Dự thảo Thông tư như sau: "Người mua chỗ để xe ôtô nếu có nhu cầu chuyển nhượng hoặc cho thuê chỗ để xe này thì chỉ được chuyển nhượng, cho thuê cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng nhà chung cư đó", không cần thiết quy định "hoặc chuyển nhượng lại cho chủ đầu tư".
Trong dự thảo này cũng đề cập đến quy định Hội nghị nhà chung cư phải tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% (thay vì 75% như hiện hành) số căn hộ đã được bàn giao cho người mua (không bao gồm số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán) đang được nhiều người quan tâm và cho rằng điều này phù hợp với thực tế.
Cụ thể, đối với Hội nghị nhà chung cư thì phải có tối thiểu 50% đại diện chủ sở hữu căn hộ đã nhận bàn giao tham dự. Nếu không đủ số người tham dự quy định tại điểm này thì vẫn tiến hành tổ chức họp Hội nghị nhà chung cư và lấy ý kiến của các chủ sở hữu không tham dự Hội nghị về các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật Nhà ở.
Thực hiện dự án nhà ở: 5 luật chi phối và hàng loạt thủ tục chồng chéo Theo ông Phan Đức Hiếu - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, hàng loạt thủ tục trùng lặp, chồng ... |
Việc lấy ý kiến phải đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch; trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì phải có chữ ký của những người được gửi lấy ý kiến. Khuyến khích áp dụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến.
Hội nghị nhà chung cư tổng hợp kết quả tại cuộc họp với việc lấy ý kiến của những người không dự họp và lập thành biên bản có chữ ký của người chủ trì cuộc họp. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày tổ chức cuộc họp theo quy định tại điểm này mà không đủ 50% đại diện chủ sở hữu tham gia họp và số người lấy ý kiến thì chủ đầu tư hoặc đại diện chủ sở hữu căn hộ nhà chung cư đề nghị UBND cấp phường tổ chức Hội nghị nhà chung cư theo quy định tại Khoản 5 Điều này.
Về quyền biểu quyết tại Hội nghị nhà chung cư: Theo dự thảo mới, quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo đơn vị căn hộ và được quy định như sau: "a) Mỗi căn hộ trong nhà chung cư tương ứng với một phiếu biểu quyết; b) Đối với phần diện tích khác trong nhà chung cư không phải là căn hộ thì mỗi phần diện tích sàn xây dựng tương đương với diện tích sàn xây dựng của căn hộ có diện tích lớn nhất theo thiết kế được phê duyệt tại nhà chung cư đó có một phiếu biểu quyết".
"Nếu tính theo quy định hiện hành, cách tính quyền biểu quyết trong hội nghị nhà chung cư của các chủ sở hữu nhà chung cư không công bằng giữa những người sở hữu căn hộ lớn, căn hộ vừa, căn hộ nhỏ và cho chủ đầu tư" - HoREA nhận định.
Vì vậy HoREA kiến nghị quyền biểu quyết tại hội nghị tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư được tính theo đơn vị m2 diện tích của chủ sở hữu, chủ sở hữu phần diện tích khác và được quy định, như sau: a) Mỗi m2 diện tích căn hộ, hoặc mỗi m2 diện tích khác trong nhà chung cư tương ứng với một phiếu biểu quyết.
Bên cạnh đó, HoREA cũng đưa ra nhiều ý kiến đóng góp cho Dự thảo Thông tư về các vấn đề như: Quản lý, vận hành, sử dụng nhà chung cư; các điều khoản về hội nghị nhà chung cư; Quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí bảo trì, phí vận hành quản lý của chung cư... Những ý kiến này của HoREA xuất phát từ ý kiến đóng góp của các hội viên cũng như tình hình thực tế tại các chung cư đang sử dụng trên địa bàn thành phố.