Những nét “sáng” trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên

18/10/2023 09:22 Địa phương
Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên luôn được các cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân trên địa bàn tích cực vào cuộc, nhiều cách làm “mới” được triển khai, đưa thành quả xây dựng nông thôn mới của địa phương tiếp tục gặt thêm nhiều thành tựu.
Những nét “sáng” trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên
Cán bộ xã Động Đạt (Phú Lương) hướng dẫn người dân cài đặt ứng dụng số trên điện thoại thông minh

Thành tích đáng khích lệ

Đến hết tháng 9/2023, tỉnh Thái Nguyên có 110/126 xã (không bao gồm 9 xã đã lên phường và sáp nhập) đã có Quyết định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 87,3%, cao hơn bình quân chung cả nước (cả nước 73,24%).

Trong đó có 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 90 xóm đạt xóm NTM kiểu mẫu; 04 đơn vị cấp huyện được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, gồm: Huyện Phú Bình, TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công và TP. Phổ Yên.

Ngoài ra, huyện Đại Từ cũng đã đạt 9/9 tiêu chí NTM, hiện đang hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền để công nhận; huyện Định Hóa đã đạt 6/9 tiêu chí NTM cấp huyện. địa phương đang đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành huyện NTM trong năm 2023.

Nhằm thực hiện mục tiêu năm 2023 có 11 xã đạt chuẩn NTM, 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 04 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 02 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở hoàn thành các tiêu chí còn thiếu. Cụ thể, ngành đã tham mưu ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) trên địa bàn tỉnh; kiểm tra Chương trình xây dựng NTM, Chương trình OCOP tại các địa phương; phối hợp tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về Chương trình xây dựng NTM và Chương trình mỗi xã một sản phẩm cho cán bộ phụ trách cấp tỉnh/huyện/xã/xóm của các xã đăng ký đạt chuẩn NTM/NTM nâng cao/NTM kiểu mẫu năm 2023.

Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh đang tiến hành kiểm tra, rà soát, đánh giá hiện trạng các xã theo bộ tiêu chí. Trong đó tập trung vào từng nhóm xã (xã đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu) để có giải pháp hỗ trợ phù hợp; đồng thời tiến hành thẩm tra các địa phương đăng ký đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các dự án phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị thuộc Chương trình xây dựng NTM năm 2023.

Những nét “sáng” trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên
Đường bê tông mới được hoàn thành ở xóm Phú Ninh, xã Phú Đình (Định Hóa)

Chú trọng giải ngân vốn đầu tư công

Với việc tập trung mọi nguồn lực để thực hiện Đề án xây dựng huyện Định Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào năm 2023, các sở ban ngành trong tỉnh đã phối hợp tích cực với huyện Đinh Hóa đưa việc giải ngân vốn được kịp thời, hiệu quả. Đến hết tháng 9/2023, trên địa bàn huyện đã có 135,687 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân, đạt 59,1% tổng kế hoạch vốn đã phân bổ chi tiết. Trong đó vốn ngân sách tỉnh đã giải ngân 17,813 tỷ đồng, đạt 70,2%; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM đã giải ngân 93,326 tỷ đồng, đạt 58,5%; vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã giải ngân 22,147 tỷ đồng, đạt 53,2%; vốn đầu tư từ nguồn tiền đất đã giải ngân 2,401 tỷ đồng, đạt 73,7%.

Thực hiện cam kết hỗ trợ huyện Định Hóa về đích NTM năm 2023, các doanh nghiệp Trung ương đã thực hiện giải ngân các nguồn vốn hỗ trợ để xây dựng các công trình đường giao thông, trường học. Trong đó, Tổng Công ty xi măng Việt Nam đã hỗ trợ 10.670 tấn xi măng; các ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang triển khai các bước phê duyệt dự án, lựa chọn các nhà thầu xây dựng và triển khai thi công 6 công trình trường học tại các xã. Đối với 2 công trình gồm trường Tiểu học Phú Tiến và Trường Mầm non Tân Thịnh (giai đoạn 1) do Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tài trợ đã hoàn thành xây dựng, hiện đang thực hiện các thủ tục nghiệm thu, bàn giao.

Năm 2023, huyện Đại Từ được phân bổ nguồn vốn đầu tư công gần 330 tỷ đồng, bao gồm: Vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ngân sách tỉnh và vốn ngân sách huyện. Tính đến 30/6/2023, số vốn đã thực hiện phân bổ là trên 170 tỷ đồng; tỷ lệ giải ngân đạt 60,47%.

Một vị đại diện Phòng Tài chính huyện chia sẻ: Để tránh những tác động ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công, ngay từ đầu năm, huyện Đại Từ đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm phân bổ và giải ngân nguồn vốn phù hợp với tình hình thực tế.

Theo đó, huyện đã phân công nhiệm vụ cụ thể, gắn trách nhiệm của lãnh đạo, tổ chức, cá nhân với kết quả giải ngân của từng dự án được phân công; xử lý nghiêm các trường hợp làm chậm tiến độ dự án, xảy ra chậm trễ trong giải ngân, thanh toán vốn. Huyện cũng yêu cầu quá trình triển khai các dự án phải đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng tiến độ hoàn thành, hạn chế thấp nhất phát sinh vốn và thay đổi thiết kế đã được phê duyệt ban đầu; đối với các công trình đã có khối lượng thực hiện, huyện yêu cầu khẩn trương nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán vốn.

Hàng tháng, huyện tổ chức giao ban với các cơ quan chuyên môn và các xã, thị trấn liên quan để kiểm điểm tiến độ thực hiện các công trình, dự án trên địa bàn nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, đặc biệt là trong công tác giải phóng mặt bằng,…

Thêm những giải pháp phục vụ xây dựng nông thôn mới

Trong hai ngày 11 và 12-10, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh tổ chức tập huấn chuyển đổi số trong xây dựng NTM cho gần 200 cán bộ phụ trách nội dung chuyển đổi số cấp huyện, lãnh đạo UBND các xã và một số xóm xây dựng xóm NTM thông minh.

Tại lớp tập huấn, các giảng viên truyền đạt một số nội dung như: Tổng quan về chương trình chuyển đổi số và các chuyên đề trong xây dựng NTM; đánh giá xã đạt chuẩn NTM và sản phẩm OCOP gắn với nội dung chuyển đổi số; chuyển đổi số trong xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch nông nghiệp và sản phẩm OCOP.

Những nét “sáng” trong xây dựng nông thôn mới ở Thái Nguyên
Đồng chí Trần Nho Hưởng, Phó Chánh Văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên phát biểu tại Hội thảo

Sáng ngày 4/10, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hội Nước sạch và Môi trường tỉnh tổ chức Hội thảo “Một số giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.

Hội thảo đã nhận được trên 15 ý kiến của các đại biểu trao đổi, thảo luận, phân tích, đề xuất các giải pháp như: Làm rõ như sự cần thiết trong chuyển đổi tư duy nhận thức, kiến thức, pháp luật, hành động của người dân và cán bộ xây dựng NTM các cấp về những tác động của môi trường, ô nhiễm môi trường trong xây dựng NTM; các giải pháp cải tiến nội dung, hình thức tuyên truyền về pháp luật bảo vệ môi trường, nhất là trong xây dựng NTM; đề xuất xây dựng cơ chế chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo sự phối hợp thường xuyên của các ngành, các cấp và cơ sở để bảo vệ môi trường theo quy hoạch và bộ tiêu chí quốc gia đã được phê duyệt…

Đình Hợi
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động