Quản lý chất thải NORM: Còn thiếu những quy định cụ thể

22/10/2019 15:42 Quản lý nguồn thải
Việt Nam chưa có chiến lược quốc gia về quản lý chất thải phóng xạ và kho lưu giữ quốc gia. Các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng hiện đang được lưu giữ tại cơ sở bức xạ hoặc các cơ sở lưu giữ tạm thời. 
Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý chất thải rắn đô thị

Tại Hội thảo khoa học "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải NORM và đề xuất cho Việt Nam", PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải - Cục trưởng Cục An toàn bức xã hạt nhân (ATBXHN) cho biết, hiện nay ở nước ta, các hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản có chứa nhân phóng xạ có nguồn gốc tự nhiên như đất hiếm, sa khoáng titan, than đá, dầu khí,… đang có xu thế phát triển ngày một mạnh mẽ. Những hoạt động khai thác, chế biến này thường sản sinh ra các sản phẩm phụ hoặc chất thải sau khi chế biến có chứa chất phóng xạ, còn được gọi là chất thải hoặc chất thải tồn dư dạng NORM/TENORM, với hoạt động không ở mức cao nhưng khối lượng lại không hề nhỏ. Nếu các hoạt động này không được kiểm soát và quản lý chặt chẽ sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường.

quan ly chat thai norm con thieu nhung quy dinh cu the
Khai thác đất hiếm chứa đựng khá nhiều nguy cơ về môi trường.

Với chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực ATBXHN, Cơ quan pháp quy hạt nhân của Việt Nam đã ban hành một số văn bản pháp quy liên quan đến việc cấp phép cho hoạt động thăm dò, khai thác và chế biến quặng có chứa phóng xạ. Thông tư số 22/2014/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quản lý chất thải phóng xạ và nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.

Theo đó, chất thải phóng xạ phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường kể từ khi phát sinh cho đến khi được phép thải bỏ như chất thải không nguy hại hoặc chôn cất, tái chế đối với vật thể nhiễm bẩn phóng xạ là kim loại. Nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý bảo đảm an toàn cho con người và môi trường cho đến khi được chuyển trả cho nhà sản xuất, nhà cung cấp nước ngoài hoặc chôn cất.

Chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng phải được quản lý chặt chẽ để bảo đảm không gây hại cho con người và môi trường cả ở hiện tại cũng như tương lai. Bảo đảm sao cho tổng liều bức xạ đối với nhân viên bức xạ và công chúng không vượt quá giá trị giới hạn liều quy định.

Theo PGS.TS Nguyễn Tuấn Khải, chúng ta vẫn còn thiếu những quy định và tiêu chí cụ thể liên quan đến quản lý chất thải NORM phát sinh từ các hoạt động này, gây trở ngại cho các cơ quan, ban ngành cũng như cơ sở hoạt động trong lĩnh vực liên quan. Trên cơ sở nhu cầu thực tiễn này, Cục ATBXHN phối hợp với Viện Công nghệ xạ hiếm và Công ty VRE tổ chức Hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm quản lý chất thải NORM và đề xuất cho Việt Nam", nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tiếp thu ý kiến của các nhà quản lý, các chuyên gia trong, ngoài nước, cũng như những quan ngại thực tiễn từ các tổ chức đang hoạt động trong lĩnh vực có liên quan, làm cơ sở xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chất thải NORM tại Việt Nam, đảm bảo tính pháp lý, chặt chẽ, hệ thống, có kế thừa kinh nghiệm quốc tế, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của hoạt động đặc thù này ở Việt Nam.

Tại hội thảo, ông Tsuchiya Takehiro - Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã khẳng định, Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp quy về quản lý chất thải NORM và tin tưởng rằng hợp tác này sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.

Chất thải phóng xạ là chất thải có chứa chất phóng xạ, là sản phẩm phụ của nhà máy điện hạt nhân và các ứng dụng khác của phân hạch hạt nhân hoặc công nghệ hạt nhân chẳng hạn như nghiên cứu và y học. Chất phóng xạ vô cùng độc hại và nguy hiểm đối với con người và môi trường sống xung quanh chúng ta. Chính vì vậy, quản lý về chất thải phóng xạ được quy định bởi các cơ quan chính phủ để bảo vệ sức khỏe và môi trường.
Thu Trang
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động