"Tám về môi trường"

15/10/2019 15:23 Quản lý nguồn thải
Đó là tên Tọa đàm do Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE) trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức chiều 14/10, tại TP. Hồ Chí Minh. Các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ra nhiều thông tin khoa học về ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến với sức khỏe cộng đồng tại buổi tọa đàm.
Hội An: Ô nhiễm môi trường từ bãi rác Cẩm HàChưa đầy 20% các bãi chôn lấp rác hợp vệ sinhỨng dụng thông báo tình trạng rác thải trên đường
tam ve moi truong
Các đại biểu chia sẻ về ô nhiễm không khí tại tọa đàm.

Tọa đàm có sự tham gia của PGS,TS Nguyễn Đình Tuấn - nguyên Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường TP. Hồ Chí Minh, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội nước và Môi trường TP, Phó Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam; TS. Trần Ngọc Đăng - Giảng viên bộ môn Sức khỏe môi trường, Khoa Y Tế Công Cộng, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ dự án và Đổi mới sáng tạo Đại học Y Dược TP; bà Hoàng Thị Minh Hồng - Giám đốc điều hành Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển.

Theo thống kê toàn cầu năm 2018, chỉ số đánh giá hoạt động môi trường hay chỉ số năng lực quản lý môi trường (Environmental Performance Index - EPI, do Đại học Yale và Columbia nghiên cứu) của Việt Nam có sự sụt giảm mạnh. Cụ thể, từ 58,5 điểm (2016) giảm xuống 46,96 điểm (2018). Dẫn đến xếp hạng của Việt Nam cũng tụt xuống vị trí 132/180 nước được đánh giá.

Khung đánh giá EPI gồm 2 nhóm chỉ số chính phản ánh mục tiêu bao gồm: chỉ số Sức khỏe môi trường (chất lượng không khí, chất lượng nước và kim loại nặng) và chỉ số Sức sống hệ sinh thái (đa dạng sinh học và nơi cư trú, rừng, thủy sản, khí hậu và năng lượng, ô nhiễm không khí, nguồn nước và nông nghiệp).

Trong thời gian gần đây, ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề môi trường đe doạ nghiêm trọng đến đời sống và sức khoẻ người dân: tại Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh - chỉ số chất lượng không khí (AQI) thường xuyên ở mức độ đỏ hoặc tím, thậm chí có những thời điểm hai thành phố này nằm trong top 3 thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Thành phố gần như chìm hoàn toàn trong bụi, người dân ra đường thấy cay mắt, rát da, khó thở, ho, sổ mũi.

Vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề sức khỏe của người dân. Các đại biểu cho rằng, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông… Ô nhiễm không khí tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dân.

Lo ngại trước tình trạng ô nhiễm không khí liên quan đến bụi mịn, đặc biệt, trong những ngày nắng nóng hiện nay, theo TS. Trần Ngọc Đăng khói bụi có nguy cơ tác động xấu đến hệ hô hấp, làm tăng nguy cơ dẫn đến ung thư phổi.

Ông Đăng thông tin, bụi mịn, hay bụi PM2.5 là những hạt li ti trong không khí có kích thước 2,5 micromet trở xuống được hình thành từ các chất như Cacbon, Sulfua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Bụi mịn xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, da thông qua lỗ chân lông. Bụi kích thước càng nhỏ thì sẽ càng xâm nhập sâu vào cơ thể và tác động lên nhiều hệ cơ quan khác nhau gây ra những cơn tự phát về hô hấp.

Về lâu dài bụi mịn đi sâu vào phổi thấm qua các thành mạch máu tạo nên những khoảng sơ vữa gây tắc nghẽn đường máu dần đến các tình trạng nhồi máu cơ tim; gây viêm, phù nề, suy giảm chức năng hô hấp, gây ra một bệnh mãn tính; bệnh ung thư phổi.

Đặc biệt, với phụ nữ mang thai và trẻ em từ 0 đến 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương sẽ làm cho chức năng phổi không bình thường gây nhiều nguy cơ cho sức khỏe về lâu về dài.

Từ việc hiểu rõ hơn về ô nhiễm không khí, các đại biểu cũng đã trao đổi, đưa ra nhiều giải pháp bảo vệ môi trường tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

tam ve moi truong
Thanh thiếu niên TP. HCM nhặt rác làm sạch môi trường.

GS. TS Nguyễn Đình Tuấn là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực môi trường cho rằng: giảm lượng phương tiện cá nhân xe gắn máy là giải pháp tối ưu nhất để giảm thiểu ô nhiễm không khí. Bởi với hơn 8 triệu xe gắn máy, hơn 1 triệu xe ô tô đây là gánh nặng tác động rất lớn đến ô nhiễm không khí tại TP. Hồ Chí Minh.

Thực tế nhiều quốc gia đã chứng mình việc cấm xe gắn máy đi vào khu vực trung tâm thành phố có thể thực hiện được. Muốn vậy đòi hỏi hệ thống giao thông công cộng phải đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Cần sự phân tích, đánh giá và hành động của các nhà lãnh đạo và của hệ thống chính trị.

Đồng quan điểm với GS. TS Nguyễn Đình Tuấn, bà Hoàng Thị Minh Hồng cho rằng, hiện nay công tác truyền thông về vấn đề bảo vệ môi trường cần được đẩy mạnh hơn nữa, nhất là trong giới trẻ, để người dân hiểu rõ sự tác động của ô nhiễm môi trường lên cuộc sống là báo động, cần có những hành động cụ thể, không phải khẩu hiệu; TP cũng cần đầu tư xây dựng các xây dựng các dự án lắp đặt các trạm quan trắc gần trường học, khu dân cư để có thêm thông tin cụ thể về ô nhiễm không khí.. từ đó có hướng dẫn cụ thể để người dân chủ động nắm và có cách phòng tránh các bệnh cho mình và người thân.

Các chuyên gia, nhà khoa học cũng cho rằng: Trước thực trạng ô nhiễm không khí trong những ngày qua thì giải pháp để phòng chống mọi người phải có ý thức tự bảo vệ mình khỏi tình trạng ô nhiễm không khí, trong đó đơn giản nhất là đeo khẩu trang đủ tiêu chuẩn ngăn sự xâm nhập của bụi mịn vào cơ thể khi ra đường, sử dụng các máy lọc không khí trong gia đình ...

Tuy nhiên, các đại biểu đều cho rằng, về lâu dài thì mọi người cần có ý thức hơn trong thói quen như giữ vệ sinh môi trường, hạn chế xả rác ra môi trường; sử dụng giao thông công cộng và sử dụng các phương tiện thân thiện với môi trường.

Cùng với sự chung tay của người dân, thì chính quyền thành phố, Chính phủ cần có dự thay đổi về chính sách, cần thiết phải ban hành một đạo luật về không khí sạch; ưu tiên phát triển nguồn năng lượng sạch như năng lượng từ thiên nhiên giảm lượng rác thải nên bầu khí quyển.

Theo CPV
Xin chờ trong giây lát...

Vinh danh nhiều tổ chức, cá nhân trong Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024

Sáng ngày 08/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế - Hà Nội, Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam tổ chức chương trình “ Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 ”, đây là sự kiện được Hiệp hội tổ chức mang tính thường niên trên phạm vi toàn quốc.

Phiên bản di động