"Vi khuẩn ăn thịt người" xuất hiện tại Hà Tĩnh

13/09/2019 11:17 Tăng trưởng xanh
Một bệnh nhân tại Hà Tĩnh vừa được phát hiện dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (vi khuẩn ăn thịt người).
Phát hiện đột biến gene thứ hai liên quan đến khả năng kháng HIV

Thông tin trên được bác sĩ Hoàng Quang Trung - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh xác nhận sáng 13/9.

vi khuan an thit nguoi xuat hien tai ha tinh
Bệnh nhân Hà đã được chuyển lên tuyến trên tiếp tục điều trị.

Theo bác sĩ Trung, ngày 9/9, Khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tiếp nhận bệnh nhân Đặng Xuân Hà (61 tuổi, ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên), trong tình trạng sốt cao liên tục, ngón 2 bàn chân phải có khối Abcees sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả dương tính với vi khuẩn Burkholderia Pseudomallei (bệnh Whitmore).

Mặc dù được điều trị tích cực bằng kháng sinh phối hợp, nhưng bệnh nhân đáp ứng chậm với quá trình điều trị, vẫn sốt cao, rét run, tình trạng nhiễm trùng nặng do vậy bệnh viện đã làm thủ tục chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để tiếp tục điều trị.

Bác sĩ Võ Hoài Nam - Phó trưởng Khoa Hồi sức tích cực thông tin, bệnh nhân Hà có tiền sử bị bệnh đái tháo đường type II, biến chứng loét ngón 2 bàn chân phải mà vẫn làm việc đồng áng và tiếp xúc với bùn đất mà không có phương tiện bảo hộ nên đã bị vi khuẩn Burkholderia pseudomallei xâm nhập qua vết loét mà không biết, chỉ khi bị sốt cao liên tục người nhà mới đưa bệnh nhân đến bệnh viện.

Theo bác sĩ Nam, bệnh whitmore có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời. Tỷ lệ tử vong chung của các bệnh nhân nhiễm bệnh whitmore từ khoảng 40-60%.

vi khuan an thit nguoi xuat hien tai ha tinh

"Vi khuẩn ăn thịt người" xâm nhập vào bệnh nhân Hà thông qua vết thương ở chân.

Đối với những trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh. Bệnh whitmore còn có nhiều biến chứng nguy hiểm. Đôi khi chỉ là một vết xây xát nhỏ nhưng khi được tiếp xúc với môi trường đất, nước có vi khuẩn whitmore thì nguy cơ cao bị nhiễm trùng, sau đó gặp phải các biến chứng nặng hơn như nhiễm trùng máu, áp xe, viêm phổi... Nếu không có cách phát hiện nhanh, bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong vài ngày.

Ông Nam khuyến cáo, với những người thường xuyên làm việc, đi lại, tiếp xúc với môi trường đất và nước mà phải đi chân đất, thiếu phương tiện phòng hộ thì rất dễ bị lây nhiễm.

Do vậy người dân khi lao động, sinh hoạt tiếp xúc trực tiếp với bùn đất, đặc biệt môi trường sau mưa lũ cần phải đi ủng, tất ni lông…

Đặc biệt những ai có các vết thương, mụn nhọt… cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô.

"Hiện nay, whitmore là căn bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó những biện pháp phòng tránh trên mặc dù rất căn bản nhưng chúng ta không được chủ quan" - ông Võ Hoài Nam nhất mạnh.

Theo NNVN
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động