Xác định điểm nóng ô nhiễm nhựa và xây dựng hành động
Việt Nam lọt "top" 4 nước thải rác nhựa xuống biển lớn nhất thế giới |
Sau hơn 100 năm xuất hiện, nhựa phế thải đang trở thành mối nguy hại lớn nhất. |
Nghiên cứu chỉ ra rằng, nguồn ô nhiễm từ sông đổ ra biển chiếm 10-20% tổng lượng ô nhiễm nhựa đại dương hàng năm. Dự đoán với tốc độ sản xuất như hiện nay, đến năm 2050 sẽ có khoảng 34.000 triệu tấn rác thải nhựa sẽ được sản xuất. Theo thống kê, khoảng 8-10 triệu tấn rác thải nhựa thải ra đại dương hàng năm - tương đương cứ mỗi một phút có một xe tải rác thải nhựa đổ ra biển. Hạt vi nhựa thẩm thấu vào nước và thức ăn, gây nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Ô nhiễm nhựa tiêu tốn tối thiểu 13 tỷ USD mỗi năm do những tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển.
Tại Hội thảo, IUCN và các đối tác trình bày phương pháp xác định điểm nóng ô nhiễm nhựa, thông qua kết quả dữ liệu ban đầu về ô nhiễm nhựa và xác định các nguồn dữ liệu bị thiếu cũng như hiện có tại Việt Nam. Các đại biểu giới thiệu kết quả ban đầu về điểm nóng ô nhiễm nhựa; hoạt động quản lý chất thải sinh hoạt tại Hà Nội, Đà Nẵng; trình chiếu những bức ảnh về rác thải nhựa tại 28 tỉnh duyên hải Việt Nam… Từ đó, lập kế hoạch ưu tiên cho các biện pháp can thiệp chính, hỗ trợ các cơ quan nhà nước xây dựng các công cụ thực hiện các biện pháp này.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Jake Brunner, Quyền Trưởng đại diện IUCN tại Việt Nam, Giám đốc INCN khu vực Indo-Burma khẳng định, Kế hoạch hành động quốc gia về rác thải nhựa đã được phê duyệt, đây là một bước tiến quan trọng của Việt Nam. Mặc dù vậy, nó còn rất nhiều thách thức ở phía trước. Ô nhiễm rác thải nhựa là thách thức liên quan đến sản xuất, tiêu dùng và quản lý rác thải cần phải được giải quyết từ gốc của vấn đề. IUCN đã có nhiều chương trình và dự án khoa học đạt ấn tượng và giải quyết rất nhiều vấn đề liên quan đến chính sách không chỉ về nhựa.
Ông Alexis Progonl, Trưởng đại diện IRD Việt Nam chia sẻ, Dự án COMPOSE hướng tới việc xây dựng một mạng lưới theo dõi sự dịch chuyển về mặt xã hội và môi trường của chất nhựa tại Việt Nam. Từ đó giúp cơ quan chức năng hiểu được sự vận động của chất nhựa cũng như thiết kế các chính sách công giảm thiểu phát thải nhựa phù hợp.
IUCN bắt đầu thực hiện dự án MARPLASTICCs (sử dụng cách tiếp cận vòng đời để hỗ trợ chuyển dịch toàn cầu từ mô hình sản xuất – tiêu dùng – vứt bỏ sang mô hình kinh tế nhựa tuần hoàn) từ năm 2017, với sự hỗ trợ của Tổ chức Hợp tác Phát triển Quốc tế Thụy Điển (Sida). Dự án kéo dài 3 năm và được thực hiện ở 5 quốc gia: Nam Phi, Mozambique, Kenya, Thái Lan và Việt Nam. |