Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4:

Bài 4: Thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn

10/06/2020 13:38 Quản lý nguồn thải
Chủ đầu tư Dự án nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và 4 phải thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật và tổ chức thi công phù hợp trong quá trình triển khai Dự án; thu gom, vận chuyển và xử lý toàn bộ đất đá thải, các loại chất thải, phế liệu phát sinh trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án, bảo đảm các yêu cầu về môi trường và không ảnh hưởng xấu đến sinh kế, hệ sinh thái thủy sinh khu vực Dự án và lân cận.
Bài 3: Đảm bảo công tác xử lý bụi, khí thải Bài 2: Công trình thu gom và xử lý nước thải của Dự án Bài 1: Các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh từ Dự án
bai 4 thu gom luu giu quan ly xu ly chat thai ran
Chất thải rắn phải được thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định.

Đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường, trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải xây dựng được thu gom, phân loại có sự phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định; các chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế được sử dụng cho mục đích phù hợp.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và giai đoạn hoạt động, thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý toàn bộ các loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải xây dựng, công nghiệp phát sinh trong quá trình vận hành những hạng mục công trình của Dự án, bảo đảm các yêu cầu về vệ sinh môi trường, tuân thủ các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và Nghị định 40/2019/NĐ-CP.

Đối với chất thải nguy hại, trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng toàn bộ chất thải nguy hại được phân loại và lưu giữ trong các thùng có nắp đậy và dán nhãn theo quy định, phối hợp với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý theo quy định. Khu vực lưu chứa chất thải nguy hại tạm thời tại công trường có diện tích khoảng 200 m2.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và giai đoạn hoạt động, tiến hành kê khai và đăng ký cấp sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại với Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai. Toàn bộ chất thải nguy hại này được thu gom và lưu giữ ở khu vực phù hợp và quản lý kho chứa chất thải nguy hại theo quy định (kho lưu chứa chất thải nguy hại có diện tích khoảng 96 m2 ); phối hợp với đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định. Yêu cầu về bảo vệ môi trường tuân thủ theo các quy định tại Nghị định số 38/2015/NĐ-CP, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý chất thải nguy hại và các quy định khác về an toàn, bảo vệ môi trường.

Chủ dự án phải thực hiện quản lý và giám sát môi trường trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng về khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại khu vực tập kết thải. Tần suất giám sát thường xuyên, định kỳ. Đối với tiếng ồn, độ rung, giám sát một điểm tại khu nhà máy chính và một điểm tại khu quản lý vận hành. Tần suất giám sát tối thiểu 03 tháng/01 lần. Thông số giám sát: tiếng ồn, độ rung.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm, giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại tại khu vực tập kết chất thải với tần suất giám sát theo quy định. Đối với tiếng ồn, độ rung, giám sát trực tiếp tại khu nhà máy chính và khu quản lý vận hành, với tần suất giám sát theo quy định.

Trong giai đoạn vận hành thương mại, giám sát khối lượng, chủng loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại tại khu tập kết chất thải rắn, với tần suất giám sát thường xuyên, định kỳ tối thiểu 03 tháng/01 lần. Giám sát chất lượng nước mặt tại vị trí lấy nước làm mát trên sông Đồng Tranh và vị trí cách điểm xả nước thải làm mát khoảng 500 m (gần khu nuôi trồng thủy sản trên sông Lòng Tàu); Giám sát hệ sinh thái thủy sinh tại các vị trí phù hợp (vị trí lấy nước làm mát trên sông Đồng Tranh và vị trí gần khu nuôi trồng thủy sản trên sông Lòng Tàu). Thông số giám sát: động vật phiêu sinh; thực vật phiêu sinh, động vật đáy, v.v.. Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/01 lần. Giám sát bồi lắng, xói lở tại các vị trí bờ sông Đồng Tranh và Lòng Tàu (khu vực lân cận Dự án có thể bị bồi lắng, xói lở). Thông số giám sát: bồi lắng, xói lở đường bờ gần khu vực điểm xả và khai thác nước làm mát. Tần suất giám sát: tối thiểu 06 tháng/01 lần.

Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, độ rung và ô nhiễm khác

Trong giai đoạn chuẩn bị và xây , thực hiện bảo dưỡng máy móc, thiết bị thi công thường xuyên trong suốt thời gian thi công; không thực hiện các công việc gây rung động và tiếng ồn lớn vào thời gian theo quy định.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và giai đoạn hoạt động, thực hiện biện pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung bằng cách trang bị vật liệu cách âm và giảm thanh cho ống dẫn khí của tuabin, các van an toàn; thiết kế các bộ phận giảm âm, lắp đệm chống ồn trong quá trình vận hành Dự án. Trồng cây xanh (diện tích chiếm tối thiểu 10%) khu vực Dự án tuân thủ theo quy định hiện hành của pháp luật. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bảo đảm đạt QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn, QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung và các quy chuẩn hiện hành khác.

Công trình, biện pháp phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường

Trong giai đoạn chuẩn bị và xây dựng, thực hiện khảo sát đặc điểm địa chất khu vực Dự án để có thiết kế chống lún phù hợp; các biện pháp gia cố và xử lý nền đất trước khi xây dựng công trình theo quy định hiện hành; đồng thời xây dựng, phổ biến và nghiêm túc thực hiện các yêu cầu về an toàn lao động, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.

Trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và giai đoạn hoạt động, phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải: thiết kế, lắp đặt và vận hành các bơm nước thải, máy thổi khí, hệ thống phân ly dầu với cấu hình 2 x 100% hoặc 3 x 50% để dự phòng trong trường hợp sự cố. Trường hợp hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN Ông Kèo gặp sự cố, nước thải được lưu chứa tại các bể chứa nước thải thường xuyên/không thường xuyên và phối hợp được các đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý đúng quy định, bảo đảm không thải nước thải chưa xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn ra môi trường. Phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải làm mát: thiết kế liên động các bơm định lượng châm Clo đầu vào và bộ quan trắc tự động liên tục Clo dư đầu ra; thiết lập giá trị đặt của nồng độ Clo dư tại bộ quan trắc luôn ≤ 1,0 mg/l, bảo đảm xử lý kịp thời trường hợp sự cố môi trường; 12 tại điểm xả của nước thải làm mát; thực hiện cam kết nhiệt độ luôn ≤ 400C và Clo dư luôn ≤ 1,0 mg/l. Lập, thực hiện kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố tràn dầu, sự cố hóa chất; phương án phòng chống cháy, nổ và sự cố liên quan khác trình các cơ quan có chức năng thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Chủ đầu tư phải thực hiện chương trình giám sát, quan trắc môi trường và các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác theo quy định; lưu giữ số liệu giám sát, quan trắc để các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường tiến hành kiểm tra khi cần thiết. Thực hiện đầy đủ cam kết đối với ý kiến tham vấn cộng đồng về bảo vệ môi trường; chương trình đào tạo, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 18 đối với đội ngũ cán bộ và công nhân trong quá trình triển khai Dự án. Tuân thủ các quy định phòng chống cháy, nổ, chữa cháy, ứng phó sự cố tràn dầu, an toàn lao động và hóa chất, vệ sinh công nghiệp; ứng cứu kịp thời sự cố môi trường trong quá trình thực hiện Dự án. Tuân thủ các quy định hiện hành về cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành lang bảo vệ nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước trong quá trình thực hiện Dự án...

Thu Vân
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động