"Bí kíp" bảo vệ sức khỏe cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa

05/11/2019 13:29 Tăng trưởng xanh
Trong thời tiết giao mùa, TS. BS. Trần Anh Tuấn - Trưởng khoa Hô Hấp (Bệnh viện Nhi Đồng 1) chia sẻ những "bí kíp" mà các bậc phụ huynh cần biết để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.
Trẻ tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ khi trưởng thành nếu dùng sữa công thức sớm Mẹ nhỏ nhầm axit vào mũi khiến con trai bị bỏng nặng Bảo đảm 100% xã, phường tạo dựng môi trường sống phù hợp với trẻ em

Do thời tiết chuyển mùa lạnh, đã tạo điều kiện cho các bệnh về viêm phổi xuất hiện, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ước tính số trẻ nội trú tại Khoa Hô hấp (Bệnh viện Nhi đồng 1) mỗi ngày dao động từ 240-300 người.

Nhóm bệnh đầu tiên là nhiễm trùng hô hấp cấp tính, nhẹ thì viêm hô hấp trên, viêm phổi, viêm họng, viêm tai giữa….; nặng là các trường hợp viêm hô hấp dưới, đặc biệt ở trẻ em, phải lưu ý tới hai bệnh hàng đầu là bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi. Hai bệnh này có thể khiến trẻ nhập viện điều trị, thậm chí tử vong do biến chứng viêm phổi nặng.

thoi tiet chuyen mua nam giu bi quyet bao ve suc khoe cho tre
Giữ ấm cho trẻ đề phòng bệnh liên quan đến hô hấp.

Nhóm bệnh thứ hai là dị ứng đường hô hấp liên quan đến thời tiết lạnh, như: viêm mũi xoang dị ứng và hen suyễn. Nếu không được chăm sóc và phòng ngừa tốt, trẻ mắc hen suyễn có thể bị lên cơn nặng khi trời trở lạnh.

Trong thời tiết lạnh, bố mẹ nên giữ ấm cho trẻ đúng cách. Đây là một biện pháp đơn giản nhưng bảo vệ sức khỏe cho trẻ rất hữu hiệu, đặc biệt ở trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, cần chú ý tới các cháu có bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, não và cả người cao tuổi...

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, giữ ấm cũng phải hợp lý và đúng mức. Ví dụ như TP. HCM lạnh vừa phải nên chỉ cần mặc cho trẻ chiếc áo khoác mỏng là hợp lý. Còn đối với các tỉnh phía Bắc thì cần trang bị đầy đủ áo khoác dày, găng tay, tất chân... để giữ ấm mọi bộ phận cho trẻ. Tránh trường hợp mặc đồ quá dày, trẻ bị ho mà mặc nhiều quần áo khiến trẻ khó thở hơn...

Hàng năm vào mùa Đông, đặc biệt ở vùng sâu hay vùng núi thường có thói quen sử dụng than hoặc than tổ ong để sưởi ấm và thường dẫn đến những trường hợp thương tâm như bỏng hay thậm chí tử vong.

Tắm cho trẻ vào mùa lạnh như thế nào?

Tắm cho trẻ trong phòng kín hoặc nơi kín, không bị gió lùa. Không nên ngâm hết cả mình trẻ vào trong nước mà nên tắm từng phần. Tắm đến đâu lau khô người đến đó và sau đó cho trẻ mặc quần áo khô thoáng, tay dài đủ ấm. Ở các tỉnh phía Bắc vào các ngày rét đậm thì nên 2-3 ngày mới tắm cho trẻ, các bậc phụ huynh sử dụng nước ấm để giữ vệ sinh hàng ngày.

Tránh tiếp xúc với người bệnh

Ngoài ra, nên tránh cho trẻ tiếp xúc gần gũi với người đang mắc bệnh cảm ho, đặc biệt là các đối tượng nguy cơ như đã đề cập ở trên. Đơn cử, đối với bệnh viêm tiểu phế quản là một bệnh do virus gây ra. Loại virus này tấn công mọi người, từ trẻ nhỏ đến người lớn. Nhưng với trẻ lớn trên 2 tuổi mà mắc phải virus này có thể là cảm ho vài ngày sẽ khỏi; còn ở trẻ nhỏ hơn, 90% bị viêm tiểu phế quản, tuổi càng nhỏ càng nặng nhất là em bé dưới 3 tháng tuổi.

Cảm, ho, sổ mũi: Bệnh thời tiết tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Thời gian qua, một vài ca sốt xuất huyết nhưng có triệu chứng ban đầu là cảm, ho, sổ mũi, nên thường bị lầm với bệnh thời tiết. Bệnh nhân rất đa dạng, nên bao giờ cũng phải cảnh giác. Trong nhi khoa, ngoài những triệu chứng căn bản, chúng ta cũng phải lưu tâm đến những dấu hiệu cảnh báo, có thể xuất hiện không chỉ trong những bệnh do nhiễm trùng hô hấp mà còn nhiều bệnh khác để đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Ăn uống

Chế độ dinh dưỡng đảm bảo đủ chất, giúp tăng đề kháng cho trẻ chống lại mọi bệnh tật, chứ không chỉ riêng hô hấp.

Tinh dầu, dùng ra sao?

Tinh dầu cũng có hiệu quả nhất định, đặc biệt hiện nay đang trở thành một trào lưu. Trong y học cổ truyền, người ta có thể sử dụng tinh dầu bôi vào các huyệt đạo, phòng ngừa các bệnh hô hấp, chẳng hạn như huyệt dũng tuyền ở gan bàn chân.

Nhưng cần lưu ý, da của trẻ nhỏ rất mỏng manh, nếu sử dụng các loại dầu, đặc biệt là tinh chất, có nguy cơ gây kích ứng da, nên cần tránh bôi trực tiếp các tinh dầu. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, các bác sĩ gặp không ít trường hợp trẻ bị phồng rộp, phỏng do cha mẹ sử dụng tinh dầu quá mức. Điều nguy hại nữa là, một số loại tinh dầu có thể thấm qua da em bé và gây ngộ độc.

Chủng ngừa

Cần tiêm ngừa cúm, phế cầu sớm vì hiệu quả của chủng ngừa phải mất hơn ba tuần lễ, đặc biệt trẻ có bệnh mạn tính, người lớn tuổi, bệnh nhân hen suyễn, vì trong thời tiết lạnh, bệnh cúm và cả viêm phối có thể đến bất cứ lúc nào.

Thanh Hương
Xin chờ trong giây lát...

Chương trình Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững

Phiên bản di động