Đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn của tỉnh Sơn La

02/12/2020 13:43 Quản lý nguồn thải
UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Quyết định số 2097/QĐ-UBND phê duyệt Đề cương và Dự toán chi tiết nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn.
Kế hoạch và kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường của tỉnh Sơn La giai đoạn 2021-2023
de xuat giai phap thu gom xu ly chat thai ran sinh hoat nong thon cua tinh son la
Huyện Bắc Yên đã vận động, hướng dẫn người dân xây dựng lò đốt rác hộ gia đình để thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt.

Tỉnh Sơn La còn nhiều khó khăn trong thu gom, xử lý chất thải rắn. Trên địa bàn tỉnh hiện có 1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn tại thành phố Sơn La, còn lại, các bãi chôn lấp chất thải rắn tại 11 huyện trên địa bàn đều đang áp dụng phương pháp chôn lấp thủ công. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải mới tập trung ở đô thị, thị trấn, mở rộng ở các xã ven đô thị, thị trấn. Tỷ lệ thu gom rác khu vực nông thôn đạt thấp, mới đạt khoảng 69,5% tổng khối lượng chất thải rắn.

Chính vì vậy, việc thực hiện nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn là rất cần thiết, nhằm đánh giá hiện trạng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn và thực trạng thu gom, vận chuyển, kiểm soát, quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; lập các bản đồ chuyên đề về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; đề xuất các giải pháp thu gom, kiểm soát, quản lý, nhằm giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt nông thôn.

Dự án sẽ được thực hiện trong từ năm 2020-2021 trên phạm vi khu vực nông thôn toàn bộ tỉnh Sơn La, trong đó tập trung khảo sát, đo đạc, lấy mẫu tại 183 xã thuộc 11 huyện.

Đối tượng điều tra, đánh giá gồm: Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt nông thôn (khối lượng, thành phần, tính chất hóa lý…); Công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt (cơ chế chính sách, nhân lực, phương tiện, cách thức thu gom, vận chuyển và xử lý…).

Với nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ dự kiến là hơn 1,9 tỷ đồng từ Nguồn kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường tỉnh, sản phẩm của Dự án sẽ bao gồm: Bộ phiếu điều tra, khảo sát; Bộ kết quả phân tích thành phần và tính chất hóa lý của chất thải rắn sinh hoạt;

5 bản đồ về chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, gồm: Bản đồ phát sinh khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ các khu vực tích tụ chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ hiện trạng tuyến thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ phân bố chất thải rắn sinh hoạt nông thôn; bản đồ dự báo lượng chất thải rắn nông thôn phát sinh theo vùng huyện.

Cùng với đó là các báo cáo chuyên đề thành phần, báo cáo tóm tắt, báo cáo tổng hợp nhiệm vụ Đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt vùng nông thôn…

Trần Giang
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động