Hệ thống phân loại, dự báo sự ấm lên của các hồ trên thế giới
71 quốc gia tham dự Hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu |
Nhiệt độ trung bình hằng năm ở Hồ Windermere, Anh, cao hơn khoảng 1 độ C so với những năm 1980. |
Hệ thống phân loại các hồ trên toàn cầu theo cách phân nhóm các hồ tùy theo kiểu nhiệt độ nước bề mặt theo mùa, với vùng nhiệt lạnh nhất bao gồm các hồ ở Alaska, Canada, miền Bắc Nga và Trung Quốc và các hồ ấm nhất ở xích đạo Nam Mỹ, châu Phi, Ấn Độ và Đông Nam Á. Mỗi hồ được đặt vào một trong 9 "vùng nhiệt". Sau đó, bằng cách kết hợp các mô hình biến đổi khí hậu, các nhà khoa học dự đoán rằng, vào năm 2100, với kịch bản biến đổi khí hậu khắc nghiệt nhất, nhiệt độ trung bình của các hồ sẽ ấm hơn khoảng 4 độ C và 66% các hồ trên toàn cầu sẽ được phân loại ở vùng nhiệt ấm hơn so với vùng phân loại hiện tại.
Áp dụng phương pháp phân tích tiên tiến sử dụng hình ảnh vệ tinh của hơn 700 hồ, chụp 2 lần một tháng trong 16 năm, nhóm nghiên cứu đã tạo ra sơ đồ phân loại nhiệt độ hồ toàn cầu đầu tiên. Kết hợp với mô hình hồ và các kịch bản biến đổi khí hậu, để xác định rằng các hồ phía Bắc, chẳng hạn như ở Anh, sẽ đặc biệt nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Ngay cả những thay đổi tương đối nhỏ về nhiệt độ cũng có thể tác động tiêu cực đáng kể đến động vật hoang dã dưới nước, ảnh hưởng đến tốc độ trưởng thành và sinh sản của sinh vật. Dưới tác động này, con mồi và động vật ăn thịt có chu kỳ sinh sản và kiếm ăn ngày càng khác nhau, làm giảm lượng thức ăn tiềm năng có sẵn.
Nhiệt độ ấm lên cũng làm tăng nguy cơ tảo nở hoa (quá nhiều tảo sinh sản với số lượng nhanh trong nước), có thể có tác động tiêu cực đến môi trường nước, thực vật thủy sinh và cá.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Trung tâm Sinh thái & Thủy văn Vương quốc Anh (UKCEH), Đại học Dundee, Glasgow, Reading và Stirling, Viện Công nghệ Dundalk.