Hiệu quả từ việc tham gia chuỗi cung ứng cơ khí, ô tô, điện tử của các doanh nghiệp về Công nghiệp hỗ trợ

20/11/2020 00:00 Nghiên cứu, trao đổi
Trước những khó khăn về nguồn cung của các sản phẩm về công nghiệp hỗ trợ (CNHT), cùng với đó là sự ảnh hưởng từ Covid-19, các doanh nghiệp về CNHT đã không ngừng tìm kiếm những cơ hội để phát triển. Song song với đó, Chương trình hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp CNHT Việt Nam trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử thuộc Chương trình phát triển CNHT 2020 cũng đã tiếp cận đến nhu cầu của các doanh nghiệp về CNHT. Bước đầu, chương trình cũng đã đạt được những hiệu quả nhất định.
Nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô, điện tử, cơ khí chế tạo

Ngày 06 tháng 08 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghiệp hỗ trợ đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT đáp ứng 70% nhu cầu cho sản xuất, tiêu dùng trong nội địa; chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp; có khoảng 2.000 doanh nghiệp đủ năng lực cung ứng trực tiếp cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam. Điều này một lần nữa khẳng định ý nghĩa và vai trò quan trọng của việc phát triển CNHT trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, sau tác động của dịch Covid-19, trên thế giới sẽ xuất hiện xu hướng chuyển dịch dòng vốn đầu tư sang các quốc gia khác ngoài Trung Quốc. Đây là cơ hội lớn cho Việt Nam đón đầu xu thế đầu tư nước ngoài mới.

Trên thực tế, trình độ sản xuất và công nghệ của doanh nghiệp đã từng bước được cải thiện, các sản phẩm CNHT trong nước chủ yếu vẫn là linh kiện và chi tiết đơn giản, với hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Tuy đã tự chủ được một số loại sản phẩm CNHT cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vẫn còn nhiều sản phẩm CNHT cần được hỗ trợ để phát triển như chất bán dẫn, mạch in, khuôn nhựa trong ngành điện tử; phôi thép, thép tấm, thép hình, khuôn mẫu trong ngành cơ khí; và vải trong ngành dệt may, da giầy. Bên cạnh đó, một số sản phẩm CNHT mà Việt Nam chưa đủ năng lực cạnh tranh, chủ yếu là các sản phẩm hoá dầu như hạt nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo… Các sản phẩm CNHT có hàm lượng công nghệ cao vẫn chủ yếu do các doanh nghiệp FDI cung cấp. Cơ hội mở ra rất lớn đối với các ngành như ô tô, điện tử, dệt may và da giày nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa đủ năng lực để cung cấp linh kiện và phụ tùng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng cho các chuỗi sản xuất toàn cầu ở trong nước.

Do đó, việc nâng cao năng lực doanh nghiệp Việt Nam, từ đó hình thành mạng lưới kết nối B2B trong nước với nước ngoài, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, chính xác, đáp ứng nhu cầu kết nối đầu tư, tăng cường cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn đa quốc gia là cần thiết hơn bao giờ hết. Nhận thức được vấn đề cấp thiết này, Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ, tư vấn doanh nghiệp CNHT Việt Nam trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử thuộc Chương trình phát triển CNHT 2020, với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực doanh nghiệp sản xuất phụ tùng linh kiện ô tô và điện tử, cơ khí chế tạo và tổ chức kết nối hiệu quả các doanh nghiệp sản xuất trong nước với doanh nghiệp bên mua trong và ngoài nước.

Năm 2019, hoạt động phát triển, kết nối nhà cung cấp đã đạt được những thành công nhất định. Trong 30 doanh nghiệp được hỗ trợ đào tạo, tư vấn và kết nối, có 27 doanh nghiệp tiềm năng đã được đánh giá là có khả năng và đủ năng lực để tham gia vào chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp lắp ráp ô tô và điện tử. Tiếp nối thành công của năm 2020, đến thời điểm này chương trình tiếp tục đạt được những kết quả khả quan, khảo sát và thu thập thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp đầu chuỗi, 100 doanh nghiệp CNHT ngành cơ khí, ô tô, điện tử trên cả nước, tổ chức đào tạo tập trung cho 50 doanh nghiệp và tư vấn chuyên sâu tại hiện trường cho 25 doanh nghiệp tiềm năng về các nội dung quản lý chất lượng, quản lý máy móc thiết bị, kỹ năng lãnh đạo...,

Đến năm 2020, hoạt động kết nối được diễn ra mạnh mẽ và triển khai rộng rãi đến các doanh nghiệp trên toàn quốc. Đặc biệt, năm nay Trung tâm Hỗ trợ phát triển công nghiệp (IDC) hướng tới tổ chức thành công “Hội thảo kết nối doanh nghiệp công nghiệp ô tô, điện tử, cơ khí” nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp đầu chuỗi và các tập đoàn đa quốc gia thực hiện chiến lược nội địa hóa, tiếp cận các nhà cung cấp tiềm năng trong nước, tạo nền tảng cho các chương trình đầu tư phát triển công nghiệp, hình thành mạng lưới các nhà sản xuất nhỏ và vừa trong nước. Phiên làm việc 1:1 tại sự kiện được kỳ vọng đem đến cơ hội cho gần 100 doanh nghiệp CNHT Việt Nam tiếp cận và làm việc trực tiếp với các doanh nghiệp đầu chuỗi như Toyota, Honda, Huyndai Thành Công, Denso, TTI, Samsung,..

Chia sẻ về những lợi ích mà chương trình đem lại, bà Nguyễn Thu Hồng, giám đốc Công ty Cổ phần sản xuất và phát triển công nghiệp Việt Nhật chia sẻ: “ Indema – Công ty chuyên gia công kim loại như khung vỏ tủ bảng điện dùng trong tàu thủy, tòa nhà; khung đế máy tự động - Một trong những đơn vị trong ngành CNHT tham gia chương trình, tư vấn doanh nghiệp để trở thành nhà cung ứng trong chuỗi sản xuất cơ khí, ô tô, điện tử do Trung tâm IDC tổ chức.

Trong bối cảnh ngành CNHT còn nhiều khó khăn và hạn chế, năng lực sản xuất còn thấp, thiếu nguồn lực và công nghệ để nâng cao năng suất, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. Thông qua hoạt động này, chúng tôi có cơ hội làm việc trực tiếp với các chuyên gia, đối tác lớn nhằm phát hiện và cải thiện các vấn đề còn tồn đọng trong doanh nghiệp như quản lý chất lượng, quản trị doanh nghiệp và sản xuất… Việc tăng cường xúc tiến, đẩy mạnh sự liên kết giữa các doanh nghiệp giúp INDEMA nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng hợp tác, hướng đến tham gia vào chuỗi cung ứng sản phẩm của các tập đoàn đa quốc gia”.

Ông Chu Trọng Thành, Giám đốc kinh doanh Công ty TNHH Cao su Giải Phóng chia sẻ thêm: “Chúng tôi nhận thấy, IDC không chỉ giúp Công ty TNHH Cao su Giải Phóng nâng cao kiến thức về quản trị sản xuất, quản trị doanh nghiệp, IDC còn là cầu nối đáng tin cậy giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể kết nối với các doanh nghiệp nước ngoài”.

Một số hình ảnh về chương trình:

hieu qua tu viec tham gia chuoi cung ung co khi o to dien tu cua cac doanh nghiep ve cong nghiep ho tro
Khảo sát doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ
hieu qua tu viec tham gia chuoi cung ung co khi o to dien tu cua cac doanh nghiep ve cong nghiep ho tro
hieu qua tu viec tham gia chuoi cung ung co khi o to dien tu cua cac doanh nghiep ve cong nghiep ho tro
Đào tạo tập trung hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp
hieu qua tu viec tham gia chuoi cung ung co khi o to dien tu cua cac doanh nghiep ve cong nghiep ho tro
Chương trình đào tạo hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp
Nguyễn Ngà
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động