Karofi và Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng 50 triệu lít nước tinh khiết tới học sinh miền Tây mùa hạn mặn

28/03/2021 15:27 Tăng trưởng xanh
Ngày 21/3/2021, tại Hà Nội, Vụ Giáo dục Thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và Tập đoàn Karofi công bố chương trình “Thấu hiểu hạn mặn – Tinh khiết miền Tây”.

Thông qua chương trình, 50 triệu lít nước tinh khiết tương đương với 300 máy lọc nước nhiễm mặn được trao tặng các trường tiểu học, mầm non thuộc 5 tỉnh Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Cần Thơ – những địa phương chịu tác hại lớn từ đợt hạn xâm nhập mặn 2021. Ước tính sẽ có 100.000 trẻ em được hưởng lợi từ chương trình.

“Thấu hiểu hạn mặn – Tinh khiết miền Tây” là hoạt động hưởng ứng chương trình Điều ước cho em của Bộ Giáo Dục và Đào tạo, góp phần triển khai Kế hoạch số 29 về kết nối nguồn lực xã hội xây dựng trường học an toàn, thân thiện cho trẻ em, học sinh giai đoạn 2021 – 2025. Chương trình cũng thuộc chuỗi dự án Tận Tâm vì tương lai Việt của Tập đoàn Karofi với mục tiêu trợ giúp những người dân yếu thế trong xã hội, có cơ hội tiếp cận nguồn nước tinh khiết đảm bảo.

Tại miền Tây, mỗi mùa khô về, bà con lại gồng mình trong cơn hạn mặn khốc liệt. Hạn hán, nước mặn xâm nhập, nước ngọt - đặc biệt là nước sạch, an toàn cho sức khỏe ngày càng khan hiếm. Nước nhiễm mặn ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kinh tế. Trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất tới sức khỏe.

karofi va bo giao duc dao tao tang 50 trieu lit nuoc tinh khiet toi hoc sinh mien tay mua han man

“Thấu hiểu hạn mặn – Tinh khiết miền Tây” sẽ đồng hành cùng các trường học trực tiếp trao tặng nguồn nước ngọt tinh khiết, an toàn cho các em học sinh, góp phần ngăn chặn bệnh tật có nguy cơ từ nguồn nước ô nhiễm.

Nhân Ngày Nước thế giới 22/3, khi cả thế giới cùng hướng về Nước – tài nguyên quý giá quan trọng hàng đầu với sự sống, chương trình cũng muốn lan tỏa thông điệp tích cực tới cộng đồng về việc nâng cao ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường nước, sử dụng nguồn nước sạch tinh khiết để bảo vệ sức khỏe gia đình, cùng chia sẻ khó khăn với những người thiếu may mắn đang sống trong vùng ô nhiễm nước và không có điều kiện tiếp cận nước sạch.

Tại Lễ công bố, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh chia sẻ: “Thấu hiểu hạn mặn – Tinh khiết miền Tây là một chương trình có giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện sự quan tâm của tập đoàn Karofi đến người dân miền Tây nói chung và trẻ em nói riêng. Những nỗ lực của ban tổ chức chương trình chắc chắn sẽ góp phần xây dựng môi trường sống an toàn, tạo điều kiện thiết yếu để các em phát triển khoẻ mạnh.”

karofi va bo giao duc dao tao tang 50 trieu lit nuoc tinh khiet toi hoc sinh mien tay mua han man

Với đặc thù nguồn nước nhiễm mặn ở miền Tây, máy lọc nước thông thường không thể sử dụng được, hoặc chỉ sử dụng trong một thời gian ngắn sẽ hỏng và tắc lõi lọc. Vì vậy, Karofi đã nghiên cứu và sản xuất riêng biệt sản phẩm máy lọc nước dành riêng cho nguồn nước Miền Tây. Linh phụ kiện cấu thành máy có chất lượng cao, chịu mặn tốt, đặc biệt là màng lọc RO chuyên dụng nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ. Nước sau lọc của máy lọc nước Karofi được xét nghiệm đạt chuẩn Quốc gia nước uống tinh khiết bởi Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường - Bộ Y Tế.

Ngay sau lễ công bố, 300 máy lọc nước sẽ được tiến hành lắp đặt để các trường kịp thời có nguồn nước ngọt tinh khiết sử dụng trong mùa hạn mặn năm nay. Và những máy lọc nước này cũng cung cấp nước sạch an toàn uống trực tiếp quanh năm cho nhà trường. Các máy lọc nước trong chương trình được Karofi bảo hành 3 năm và bảo trì bảo dưỡng 5 năm.

Ông Nguyễn Văn Vượng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Karofi cho biết: “Hàng năm, Karofi đều có những chương trình CSR hướng đến việc bảo vệ sức khỏe, mang đến nguồn nước tinh khiết cho mọi người. Năm nay, chúng tôi

ưu tiên miền Tây đang mùa hạn mặn, bà con không có nước dùng để ăn uống, sinh hoạt. Đặc biệt với các em nhỏ ở trường mầm non, tiểu học, chúng tôi hi vọng, với số lượng máy phục vụ các em trong đợt này, phần nào góp sức mang đến nguồn nước tinh khiết đảm bảo sức khỏe cho các em và giúp bố mẹ an tâm hơn khi con ở trường.”

Minh Châu
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động