Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới

17/07/2020 12:51 Nghiên cứu, trao đổi
Tiêu chí môi trường và an toàn thực phẩm (Tiêu chí số 17) trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) hiện đang được nhiều địa phương quan tâm, bởi nếu không các kết quả đạt được sẽ tụt hậu rất nhanh.
Ý chí - Quyết tâm - Đồng lòng: Vì một mục tiêu chung xây dựng nông thôn bền vững Sửa đổi, bổ sung Bộ tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới
nang cao chat luong tieu chi moi truong trong xay dung nong thon moi
Việc thu gom rác ở khu vực nông thôn thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển.

Theo báo cáo của Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tính đến tháng 4/2020, cả nước có 6.297 xã (70,8%) đạt Tiêu chí số 17, tăng 64,2% so với năm 2010. Triển khai thực hiện Tiêu chí số 17, nhận thức của các cấp chính quyền và người dân địa phương về bảo vệ môi trường (BVMT) ngày càng nâng cao. Nhiều địa phương đã ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành chuyên biệt và huy động sự tham gia của nhiều bên liên quan vào công tác BVMT, đặc biệt là phát huy vai trò của cộng đồng; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về BVMT.

Công tác quản lý nguồn thải được củng cố và tăng cường. Hệ sinh thái đặc thù nông thôn được khôi phục, cải thiện, nâng cao chất lượng, mang lại các giá trị kinh tế và tinh thần không nhỏ cho người dân nông thôn.

Tuy vậy, hoạt động triển khai thực hiện các nội dung của Tiêu chí số 17 thời gian qua vẫn còn những bất cập. Cụ thể, đối với cấp xã, một số chỉ tiêu trong tiêu chí môi trường vẫn mang tính tương đối, định tính, chưa cụ thể về khối lượng dẫn đến việc khó xác định, đánh giá. Một số địa phương đã đẩy mạnh việc thành lập đơn vị thu gom rác thải sinh hoạt, từng bước hạn chế tình trạng vứt rác thải tràn lan. Tuy nhiên, việc thu gom rác ở khu vực nông thôn thường chỉ dừng lại tại điểm trung chuyển, chưa giải quyết được toàn bộ vấn đề thu gom rác. Hơn nữa, phần lớn các địa phương chưa có hoạt động phân loại và tái chế rác.

Nhiều chỉ tiêu có sự giao thoa giữa chức năng, nhiệm vụ của các ngành như: Chỉ tiêu về nước sạch, an toàn thực phẩm, nước thải, chất thải rắn…. Vì vậy, tại địa phương, trong phân công thực hiện triển khai có sự chồng chéo, dẫn đến nhiều tỉnh giao trách nhiệm thực hiện không phù hợp với chức năng quản lý nhà nước, phân công không thống nhất giữa các ngành từ trung ương tới địa phương.

Nhằm nâng cao chất lượng và duy trì tính bền vững Tiêu chí số 17, Tổng cục Môi trường sẽ tiếp tục hoàn thiện khung thể chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ triển khai các nội dung của tiêu chí môi trường phù hợp với thực tiễn. Xác định các nguồn lực và quản lý quá trình thực hiện, tăng cường huy động các nguồn lực trong xã hội, thu hút và kêu gọi đầu tư; đồng thời tiếp tục đưa tiêu chí về định mức, tiêu chuẩn thiết kế đối với các công trình thoát nước, xử lý nước thải nông thôn; quy định tỷ lệ nước thải được thu gom phù hợp với từng vùng, miền; quy định yêu cầu vệ sinh môi trường trong việc tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới tiêu; xây dựng mô hình mẫu về xử lý nước thải tại hộ gia đình và cụm dân cư tập trung cũng như các chính sách phát triển mô hình.

Thu Hà
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động