Tham nhũng vặt như "tổ mối", có thể phá vỡ con đê hùng vĩ
Nêu câu hỏi chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại biểu Nguyễn Thị Thủy - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã triển khai rất nhiều giải pháp để chống tham nhũng vặt, tuy nhiên hiệu quả trên thực tế chưa có nhiều chuyển biến. Người dân vẫn rất bức xúc, nhất là những người dân có công việc liên quan đến các cơ quan công quyền.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, tham nhũng vặt nhưng tác hại không vặt. |
Đại biểu Thuỷ đề nghị Phó Thủ tướng cho biết nguyên nhân chính của việc chưa cải thiện đáng kể tình trạng nêu trên là do đâu? Giải pháp quan trọng có tính đột phá mà Chính phủ sẽ tiến hành trong thời gian tới để chống tham nhũng vặt là gì?
Trả lời chất vấn của đại biểu, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, bên cạnh việc phòng chống đại án, vụ án lớn về kinh tế, tham nhũng thì chủ trương của Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đều nhấn mạnh vấn đề phòng chống tham nhũng vặt.
Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, thời gian qua lực lượng công an đã khởi tố 436 vụ, 766 bị can liên quan đến tội danh tín dụng đen, bảo kê, đòi nợ thuê. Trong đó, đã khởi tố 214 vụ với 947 bị can cho vay nặng lãi trong quan hệ dân sự. Lực lượng công an đã làm tan rã 1.400 đường dây, tổ chức cho vay nặng lãi, liên quan tín dụng đen. Các hoạt động trấn áp mạnh mẽ khiến tệ nạn này được kiềm chế và giảm tính phức tạp. Một số đường dây đã tạm dừng hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng.
|
"Tham nhũng vặt là tệ nạn và nhức nhối, quan hệ đạo đức công vụ của công chức viên chức. Tuy tham nhũng vặt nhưng tác hại của nó không vặt, ví như con đê cao to hùng vĩ có thể vỡ bất cứ lúc nào vì tổ mối rất nhỏ" - Phó Thủ tướng nói.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, tham nhũng vặt phá hoại đạo đức của công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ, làm xói mòn niềm tin của người dân và doanh nghiệp, tăng chi phí không chính thức của doanh nghiệp. Vì vậy, thực hiện nghị quyết của Quốc hội và chủ trương của Trung ương, Chính phủ cũng đã đề ra nhiều giải pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, nhất là pháp luật về kinh tế, đảm bảo thống nhất, rõ ràng, không chồng chéo, tránh tuỳ tiện trong quá trình thực thi công vụ, cơ quan thanh tra, tránh nhũng nhiễu, sách nhiễu. Cùng với đó là hoàn thện quy chế, quy trình trong trách nhiệm thực thi công vụ, đặc biệt là người đứng đầu. Đẩy mạnh cải cách hành chính, công khai minh bạch, làm sao ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công cấp độ 4 trong thực thi công vụ và cung cấp dịch vụ công.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, phải có hệ thống kiểm tra giám sát như camera, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức, quan tâm quy hoạch, đào tạo bổ nhiệm luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ đứng đầu, trưởng đoàn, nhất là ở những ngành có rủi ro cao.
Đề xuất áp dụng thuế, phí để hạn chế nhựa dùng một lầnNói về vấn đề rác thải nhựa, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà cho biết, đây là vấn đề lớn không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, con người.
Dẫn chứng việc trên bàn họp hôm nay không có đồ nhựa dùng một lần, Bộ trưởng Bộ TNMT cho biết, Chính phủ và Quốc hội luôn cam kết giải quyết vấn đề rác thải nhựa. Bản thân Việt Nam đã có luật quản lý tài nguyên môi trường biển và tham gia những hiệp định quốc tế về vấn đề này. Theo Bộ trưởng Hà, công cụ quan trọng để đối phó với vấn đề rác thải nhựa là chính sách thuế, phí áp dụng với các loại nhựa một lần. Bên cạnh đó, sẽ có cơ chế khuyến khích vật liệu thân thiện môi trường. Cuối cùng, Bộ trưởng Hà đánh giá công việc hạn chế rác thải nhựa cần sự nhận thức của người dân và toàn xã hội. Nếu người dân không sử dụng đồ nhựa dùng một lần, sẽ vừa giảm rác thải, vừa tiết kiệm, đóng góp quan trọng cho thành công chung của chiến lược đối phó vấn đề rác thải nhựa. |