Thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn

02/02/2024 16:20 Tăng trưởng xanh
Với mục đích tham vấn ý kiến về kết quả nghiên cứu thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản xác định phương thức áp dụng KTTH phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia, ngày 23/1/2024, tại Hà Nội, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phối hợp với Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo “Thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam”.

Kinh tế tuần hoàn (KTTH) đang được xem là xu thế tất yếu của thời đại, được đồng thuận toàn cầu và được các nước trên thế giới coi là cuộc cách mạng công nghiệp xanh của thế kỷ 21, là cơ hội để cộng đồng toàn cầu chung tay thực hiện cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhằm mục tiêu phát triển bền vững. Đến nay, trên thế giới có hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đã, đang và dự kiến sẽ xây dựng các lộ trình thực hiện KTTH.

Ở Việt Nam, phát triển kinh tế tuần hoàn (KTTH) đã được xác định là một trong những mô hình kinh tế ưu tiên để thực hiện định hướng quản lý chất thải, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong giai đoạn phát triển tiếp theo của đất nước.

Việt Nam đã ban hành các chủ trương, định hướng phát triển KTTH trong hệ thống chính sách và văn bản pháp luật. Điển hình như Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã có Điều 142 quy định về KTTH và nhiều điều, khoản khác có vai trò thúc đẩy thực hiện KTTH. Đồng thời cụ thể hóa nhiệm vụ xây dựng lộ trình thực hiện KTTH trong Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH.

Với sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế, cùng sự tham gia và đóng góp của các nhà khoa học trong nước, quốc tế, các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đến này, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường đã hoàn thành xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH với đầy đủ nội dung, khá tương đồng với xu hướng quốc tế.

Dự thảo kế hoạch đã đề xuất 5 nhóm quan điểm, mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể phân kỳ theo 2 giai đoạn đến 2025 và đến 2030, 16 chỉ tiêu cụ thể; 5 chủ đề, 15 nhóm nhiệm vụ và 45 hoạt động gồm: (i) Nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện KTTH; (ii) Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện KTTH; (iii) Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng KTTH trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; (iv) Quản lý chất thải để thực hiện KTTH; (v) tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện KTTH.

Hội thảo lần này là cơ hội để các nhà khoa học Việt Nam cũng như Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường có thể thu lại các ý kiến quan trọng liên quan đến kết quả nghiên cứu thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới kinh tế tuần hoàn (KTTH) tại Việt Nam, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản xác định phương thức áp dụng KTTH phù hợp với điều kiện, bối cảnh quốc gia. Đồng thời, mong muốn cộng đồng quốc tế, các nhà khoa học, doanh nghiệp tham gia tích cực và có trách nhiệm trong việc hiện thực hóa các sáng kiến KTTH để góp phần đạt được các mục tiêu phát triển bền vững đến 2030 thông qua việc thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH.

Hội thảo thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. (Ảnh: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)
Hội thảo thu hút sự tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, các nhà khoa học. (Ảnh: Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường)

Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia về KTTH tại Việt Nam có mục tiêu hình thành hệ thống cơ cấu sản xuất, tiêu dùng bền vững, sử dụng hiệu quả giá trị tài nguyên thiên nhiên, tận dụng tối đa nguyên liệu, vật liệu đã qua sử dụng, hạn chế chất thải phát sinh và giảm tác động xấu đến môi trường; phát triển mạnh các mô hình sản xuất, kinh doanh áp dụng KTTH; phát triển các thực hành tốt, tạo dựng văn hóa bền vững trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng, tiến tới hình thành xã hội tuần hoàn vật chất.

Kế hoạch sẽ triển khai các hoạt động liên quan đến nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng và phát triển các thực hành tốt về thực hiện KTTH; Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thực hiện KTTH; Hỗ trợ thúc đẩy áp dụng KTTH trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng; Quản lý chất thải để thực hiện KTTH; tăng cường liên kết, hợp tác, giám sát, đánh giá thực hiện KTTH.

Các ngành lĩnh vực ưu tiên thực hiện KTTH, bao gồm: Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Năng lượng; Khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản; Công nghiệp chế biến, chế tạo, hoá chất; Xây dựng và giao thông vận tải; Quản lý chất thải gồm chất thải rắn, nước thải và khí thải; Lĩnh vực trung gian, cộng sinh như thương mại dịch vụ, du lịch.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận về dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện KTTH tại Việt Nam; kết quả khảo sát về thúc đẩy quản lý chất thải hướng tới KTTH tại Việt Nam; hệ thống tái chế thiết bị điện tử gia dụng tại Việt Bản. Chuyên gia Nhật Bản đề xuất thời gian với, Việt Nam cần chia sẻ và công bố thông tin dựa trên Kế hoạch hành động quốc gia về KTTH. Cùng với đó, thiết lập nhóm công tác giám sát KTTH và tổ chức họp thường xuyên giữa các bên liên quan, các bên tham gia. Xây dựng báo cáo môi trường KTTH và thực hiện thử nghiệm phát triển hệ thống KTTH, ví dụ: Thử nghiệm đối với nhựa.

PV
Xin chờ trong giây lát...

Phân loại chất thải sinh hoạt: Khó khăn từ thực tiễn

Phiên bản di động